NGHỊ ĐỊNH 45/2013/NĐ-CP NGÀY 10/05/2013 HƯỚNG DẪN BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động,
Chương 1.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Bộ luật lao động.
2. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng sau:
a) Người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động;
b) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình; cá nhân có liên quan.
Chương 2.
MỤC 1. THỜI GIỜ LÀM VIỆC
Điều 4. Làm thêm giờ
1. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
a) Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
b) Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
2. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau:
a) Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
– Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;
– Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
– Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
b) Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
3. Thời gian nghỉ bù theo MỤC 2. THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Điều 5. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm
Số ngày nghỉ hằng năm theo Điều 8. Nghỉ Tết Âm lịch
1. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch theo Chương 3.
MỤC 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
Điều 9. Xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo từng giai đoạn 05 năm, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Hằng năm, căn cứ Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được phê duyệt, dự toán của các Bộ, cơ quan và địa phương, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện Chương trình cùng với dự toán ngân sách nhà nước gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Điều 10. Lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường, trình cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng mới, mở rộng, cải tạo công trình, cơ sở.
2. Phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động phải có các nội dung chính sau đây:
a) Địa điểm, quy mô công trình, cơ sở phải nêu rõ khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác;
b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục trong công trình, cơ sở;
c) Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động;
d) Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.
MỤC 2. TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng
1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.
2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.
3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:
a) Tai nạn lao động chết người;
b) Tai nạn lao động nặng;
c) Tai nạn lao động nhẹ.
4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.
Điều 13. Khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo, bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng
1. Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên và sự cố nghiêm trọng;
b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng;
c) Thanh tra lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết;
d) Trong quá trình điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Thanh tra lao động, người sử dụng lao động phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đề nghị chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự;
đ) Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động.
2. Việc thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải lập hồ sơ sức khỏe đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế, lao động;
b) Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết thủ tục, trình tự thống kê, báo cáo bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Điều 14. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại
Đối với nơi làm việc có các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
1. Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại; đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động;
2. Tổ chức đo lường các yếu tố có hại ít nhất 01 lần trong một năm; lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi theo quy định pháp luật;
3. Trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động;
4. Xây dựng phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp và tổ chức đội cấp cứu tại chỗ theo quy định pháp luật; đội cấp cứu phải được huấn luyện kỹ năng và thường xuyên tập luyện.
MỤC 3. KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 16. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc có quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
2. Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu kiểm định của từng đối tượng kiểm định.
3. Có đủ kiểm định viên đáp ứng các yêu cầu kiểm định của từng đối tượng kiểm định.
4. Có tổ chức phù hợp để thực hiện hoạt động kiểm định.
Điều 17. Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại và bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
2. Hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Ít nhất 03 tháng trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Giấy chứng nhận đã được cấp;
– Báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức trong thời gian được cấp Giấy chứng nhận;
– Tài liệu chứng minh năng lực phù hợp với điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này.
b) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, bị hỏng, tổ chức có nhu cầu tiếp tục hoạt động dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phải gửi hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
– Bản sao hoặc bản gốc Giấy chứng nhận đã được cấp (nếu có).
3. Hồ sơ đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bao gồm:
a) Đơn đề nghị bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;
b) Giấy chứng nhận đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh yêu cầu bổ sung, sửa đổi.
4. Thủ tục cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Tổ chức có nhu cầu cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận phải gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này hồ sơ đăng ký cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận; đồng thời nộp phí, lệ phí liên quan đến việc đánh giá điều kiện hoạt động, cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có trách nhiệm cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 18. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được quy định như sau:
a) Bộ Công Thương: vật liệu nổ công nghiệp; hệ thống thủy lực nâng cánh phai thủy điện; máy và thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ sử dụng cho khai thác mỏ trong hầm lò;
b) Bộ Giao thông vận tải: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để vận hành động cơ của phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không (không bao gồm các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được chuyên chở hoặc được lắp đặt trên phương tiện vận tải để làm việc trên các công trường, kho hàng, nơi sản xuất, kinh doanh); thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chỉ phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; hệ thống đường ống dẫn dầu, khí đốt trên biển;
c) Bộ Khoa học và Công nghệ: lò phản ứng hạt nhân; buồng thử nghiệm tương thích điện từ; các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động làm việc trong lưới điện cao áp; các loại máy, thiết bị chứa nguồn phóng xạ, bức xạ;
d) Bộ Xây dựng: hệ thống giàn giáo; hệ thống cốp pha trượt; thanh, cột chống tổ hợp;
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông: ăng ten bức xạ cao tần; máy khuếch đại công suất cao tần trong phát thanh, truyền hình;
e) Bộ Quốc phòng: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự;
g) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, trừ các loại máy, thiết bị, vật tư quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này.
2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 Điều này là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, bổ sung, sửa đổi, thu hồi, đình chỉ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Điều 19. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là 03 năm đối với Giấy chứng nhận cấp mới hoặc cấp lại khi Giấy chứng nhận hết hạn.
2. Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động được cấp lại do bị mất, bị hỏng là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đã được cấp.
Điều 20. Đình chỉ hoạt động của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động bị đình chỉ hoạt động kiểm định trong các trường hợp sau đây:
1. Không đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 16 Nghị định này;
2. Liên tục trong 18 tháng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định pháp luật.
Điều 21. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định mà không khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ.
2. Bị xử phạt vi phạm hành chính 03 lần đối với 01 hành vi hoặc 03 lần trong một năm.
3. Tiến hành hoạt động kiểm định trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.
4. Giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong hồ sơ cấp, cấp lại, bổ sung, sửa đổi Giấy chứng nhận.
5. Sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận.
Điều 22. Quyền và trách nhiệm của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền:
a) Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định;
b) Được thu phí, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định;
đ) Có quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có trách nhiệm:
a) Cung cấp dịch vụ kiểm định trong phạm vi, đối tượng được quy định trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Không được từ chối cung cấp dịch vụ kiểm định mà không có lý do chính đáng;
c) Thực hiện kiểm định theo quy trình kiểm định;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, bồi thường thiệt hại do hoạt động kiểm định gây ra theo quy định của pháp luật; phải thu hồi kết quả kiểm định đã cấp khi phát hiện sai phạm;
đ) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật;
e) Lưu giữ hồ sơ kiểm định;
g) Có trách nhiệm khác theo quy định pháp luật.
Điều 23. Trách nhiệm sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động có trách nhiệm:
1. Ký hợp đồng với tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động để kiểm định lần đầu trước khi đưa vào sử dụng hoặc kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;
2. Khai báo trước khi đưa vào sử dụng, báo cáo việc kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động với cơ quan có thẩm quyền.
1. Đề xuất các loại máy, thiết bị, vật tư thuộc lĩnh vực quản lý đưa vào danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động để Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
2. Ban hành các quy trình kiểm định các đối tượng thuộc thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
5. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất, tổng hợp báo cáo gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Chương 4.
Điều 25. Quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, có trách nhiệm:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan lập Hồ sơ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo thông lệ quốc tế;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Chương 5.
Điều 26. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
2. Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Điều 27. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
Tải văn bản tại đây
___________________________________
Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn
Thông tin liên hệ
Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu
Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
Website: https://dichvuketoanachau.com/
Hotline: 0776 112 333
Email: info@dichvuketoanachau.com
Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi: