THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Kế toán s 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003;

Căn cứ Luật bảo him tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một s điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;

Căn cứ Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành Luật Bảo him tiền gửi;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán;

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Thông tư này quy định về tài khoản kế toán, nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản kế toán, phương pháp kế toán, việc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (sau đây gọi là BHTG Việt Nam).
  2. Những nội dung kế toán không quy định tại Thông tư này, BHTG Việt Nam thực hiện theo quy định tại Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chuẩn mực kế toán và quy định pháp luật có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với BHTG Việt Nam, bao gồm cả Trụ sở chính của BHTG Việt Nam (sau đây gọi là Trụ sở chính) và các đơn vị trực thuộc BHTG Việt Nam (sau đây gọi là Chi nhánh).

Chương II

TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 3. Quy định về tài khoản kế toán

Sửa đổi, bổ sung một số tài khoản kế toán tại Chế độ kế toán doanh nghiệp đã ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC để áp dụng đối với BHTG Việt Nam tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này chỉ được sử dụng ở Trụ sở chính để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như: các khoản tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn như các khoản cho vay hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG trước ngày 01/01/2013, các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn mà BHTG Việt Nam được phép thực hiện theo quy định.

b) Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá gốc, bao gồm giá mua cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư (nếu có) như: Chi phí giao dịch, môi giới, cung cấp thông tin, tư vấn, lệ phí, thuế và phí ngân hàng…

c) Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng số lượng.

d) Đơn vị phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi tín phiếu và lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn; các khoản lãi, lỗ khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn. Khoản tiền lãi dồn tích cho giai đoạn trước khi đơn vị mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị khoản đầu tư.

Sửa đổi, bổ sung nội dung phản ánh của tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Tài khoản 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, có 4 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1281 – Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn.

Tài khoản 1282 – Trái phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại trái phiếu mà đơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.

– Tài khoản 1283 – Tín phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại tín phiếu mà đơn vị có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Tài khoản 1288 – Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, tín phiếu), bao gồm cả các khoản cho vay hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG trước ngày 01/01/2013.

Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

a) Khi gửi tiền có kỳ hạn, mua trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác để nắm giữ đến ngày đáo hạn bằng tiền, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112.

b) Các chi phí liên quan trực tiếp tới việc gửi tiền có kỳ hạn, mua trái phiếu, tín phiếu và các khoản đầu tư khác để nắm giữ đến ngày đáo hạn (Chi phí giao dịch, cung cấp thông tin, tư vấn pháp lý…), ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

Có các TK 111, 112…

c) Định kỳ kế toán ghi nhận khoản phải thu về lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi tín phiếu, lãi từ các khoản đầu tư khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1383, 1384, 1385, 1388) (nếu chưa thu tiền)

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (lãi nhập gốc)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

Trường hợp nếu lãi trái phiếu, lãi tín phiếu, lãi từ các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn phải thu bao gồm cả khoản tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi đơn vị mua lại khoản đầu tư đó thì đơn vị phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà đơn vị mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi đơn vị mua lại khoản đầu tư thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385, 1388) (nếu chưa thu tiền) (tổng số tiền lãi phải thu)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (phần tiền lãi dồn tích trước khi đơn vị mua mua lại khoản đầu tư)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi của các kỳ sau khi đơn vị mua khoản đầu tư).

d) Khi thu hồi hoặc thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ khoản đầu tư)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi hoặc giá thanh lý, nhượng bán và giá trị ghi sổ khoản đầu tư).

đ) Kế toán các giao dịch liên quan đến trái phiếu, tín phiếu nắm giữ đến ngày đáo hạn:

1) Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi trước:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi trước, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283)

Có các TK 111, 112 (số tiền thực chi)

Có TK 33871 – Doanh thu tiền lãi nhận trước (phần lãi nhận trước).

– Định kỳ, tính và kết chuyển lãi của kỳ kế toán theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 33871 – Doanh thu tiền lãi nhận trước

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513).

– Thu hồi trái phiếu, tín phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi số khoản đầu tư) (6351)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) (1282, 1283)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (51512, 51513).

2) Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi định kỳ:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283)

Có các TK 111, 112

– Định kỳ ghi nhận tiền lãi trái phiếu, tín phiếu:

Nợ các TK 111, 112 (nếu đã thu tiền)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385) (nếu chưa thu tiền)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513) (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu).

– Thu hồi trái phiếu, tín phiếu khi đến hạn thanh toán, ghi:

Nợ các TK 111, 112,… (theo giá trị hợp lý)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (6351)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) (1282, 1283)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch lớn hơn giữa giá trị thu hồi và giá trị ghi sổ khoản đầu tư) (51512, 51513).

đ3) Trường hợp mua trái phiếu, tín phiếu nhận lãi sau:

– Khi trả tiền mua trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283)

Có các TK 111, 112.

– Định kỳ tính lãi trái phiếu, tín phiếu và ghi nhận doanh thu theo số lãi phải thu từng kỳ, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (1282, 1283) (Phần lãi dồn tích trước khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513) (phần tiền lãi của kỳ sau khi đơn vị mua trái phiếu, tín phiếu).

– Khi đến hạn thanh toán trái phiếu, tín phiếu thu hồi gốc và lãi trái phiếu, tín phiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ) (6351)

Có TK 128 – Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (giá trị ghi sổ) (1282, 1283)

Có TK 138 – Phải thu khác (1384, 1385) (số lãi của các kỳ trước)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (51512, 51513) (lãi kỳ đáo hạn)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi) (51512, 51513).

Điều 5. Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

  1. Bổ sung nguyên tắc kế toán

a) Bổ sung nội dung phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của đơn vị với các tổ chức tham gia BHTG về phí BHTG, tiền phạt vi phạm về xác định số phí BHTG phải nộp và thời hạn nộp phí BHTG theo quy định. Tài khoản này được sử dụng cả ở Trụ sở chính và Chi nhánh của BHTG Việt Nam.

b) Khoản phải thu về phí BHTG và tiền phạt cần được hạch toán chi tiết cho từng tổ chức tham gia BHTG, theo từng lần thanh toán.

  1. Bổ sung kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng

Bên Nợ:

– Số phí BHTG phải thu phát sinh trong kỳ của các tổ chức tham gia BHTG;

– Số tiền phạt phải thu phát sinh trong kỳ của tổ chức tham gia BHTG.

Bên Có:

– Số phí BHTG và số tiền phạt đã thu của tổ chức tham gia BHTG;

– Số phí BHTG và số tiền phạt đã được xử lý xóa nợ cho tổ chức tham gia BHTG khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Số dư bên Nợ: Số phí BHTG và số tiền phạt còn phải thu của tổ chức tham gia BHTG.

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nộp phí, nộp phạt thừa của các tổ chức tham gia BHTG. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”.

Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng, có 3 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1311 – Phải thu phí BHTG của tổ chức tham gia BHTG: Phản ánh số phí BHTG phải thu của các tổ chức tham gia BHTG;

Tài khoản 1312 – Phải thu tiền phạt của t chức tham gia BHTG: Phản ánh số tiền phạt do vi phạm về xác định số phí BHTG và thời hạn nộp phí phải thu của tổ chức tham gia BHTG;

Tài khoản 1318 – Phải thu khác của khách hàng: Phản ánh các khoản phải thu khác của khách hàng ngoài các khoản phải thu phí BHTG và tiền phạt của tổ chức tham gia BHTG được phản ánh ở các TK 1311, 1312.

Xem bản đầy đủ tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Thông tư

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LÀ TỔ CHỨC PHÁT HÀNH DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHỨNG QUYỀN CÓ BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN LÀ TỔ […]
Thông tư

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Căn […]