Phân tích và so sánh các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Tại Việt Nam, có nhiều loại hình doanh nghiệp phổ biến như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Việc chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cách quản lý, khả năng huy động vốn, trách nhiệm pháp lý và định hướng phát triển trong tương lai.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ so sánh các loại hình doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí: tư cách pháp nhân, số lượng thành viên và cổ đông, trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản, cũng như khả năng huy động vốn. Hãy cùng theo dõi để có thêm những kiến thức hữu ích!

Loại hình doanh nghiệp là gì?

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân hoặc tổ chức lựa chọn, nhằm đáp ứng mục tiêu và hoạt động kinh doanh của họ. Mỗi loại hình đều có tên gọi riêng, tài sản, và trụ sở giao dịch cụ thể được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép. Tùy theo loại hình, quy trình thành lập, quản lý, cũng như cách thức phân chia quyền lợi và trách nhiệm đều khác nhau theo quy định của pháp luật.

Các loại hình doanh nghiệp hiện nay

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay tại Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến mà nhiều cá nhân và tổ chức thường lựa chọn để đăng ký thành lập, bao gồm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân và được phép phát hành trái phiếu, nhưng không được phép phát hành cổ phiếu.
  • Công ty TNHH một thành viên có quyền góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Có từ 2 đến 50 thành viên, là cá nhân hoặc tổ chức.
  • Thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Không được phép phát hành cổ phiếu nhưng có thể phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Có quyền tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác.

Công ty cổ phần (CTCP)

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Công ty cổ phần là một dạng doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần.
  • Cổ đông là những người sở hữu cổ phần.
  • Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm đối với các nợ và các nghĩa vụ tài sản khác, trong giới hạn số vốn mà họ đã góp.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân và có quyền phát hành cả trái phiếu và cổ phiếu để huy động vốn.

Doanh nghiệp tư nhân

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân là dạng doanh nghiệp có những đặc điểm sau:

  • Chỉ có một người làm chủ và điều hành.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Không có tư cách pháp nhân và không được phép phát hành chứng khoán.
  • Không tham gia góp vốn hoặc mua cổ phần.

Công ty hợp danh

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

  • Có hai cá nhân trở lên làm chủ sở hữu chung và kinh doanh dưới một tên gọi chung.
  • Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm không giới hạn về các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
  • Công ty hợp danh có thể mở rộng thành viên góp vốn, nhưng các thành viên này chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Là một đơn vị có tư cách pháp nhân, nhưng không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Chủ sở hữu công ty

Trong các loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH 1 thành viên có duy nhất một cá nhân hoặc tổ chức là chủ sở hữu.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể có nhiều cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, với số lượng thành viên từ 2 đến 50.
  • Công ty cổ phần có cổ đông là những người sở hữu cổ phần của công ty, với số lượng tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.
  • Công ty hợp danh có các thành viên hợp danh là những cá nhân góp vốn và danh nghĩa để kinh doanh, có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có các thành viên góp vốn khác.
  • Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân làm chủ sở hữu và quản lý.

So sánh các loại hình doanh nghiệp

So với ba loại hình doanh nghiệp phổ biến còn lại, việc không cho phép tổ chức làm chủ sở hữu trong công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân có thể là một hạn chế lớn, điều này có thể làm cho nhiều cá nhân và tổ chức không quan tâm đến hai loại hình này.

Số lượng thành viên hoặc cổ đông đóng góp vốn

Công ty TNHH 1 thành viên bao gồm chỉ một thành viên (cá nhân hoặc tổ chức) đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có từ 2 đến 50 thành viên (cá nhân hoặc tổ chức) cùng đóng góp vốn tham gia.

Công ty cổ phần có thể có cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức, tham gia đóng góp vốn. Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không có giới hạn về số lượng tối đa.

Công ty hợp danh cần ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân và có thể có thêm các thành viên khác đóng góp vốn. Do đó, công ty hợp danh không giới hạn số lượng tối đa của các thành viên cùng tham gia góp vốn vào công ty.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một thành viên duy nhất là cá nhân đóng góp vốn, được gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Trái ngược với doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên chỉ có một thành viên đóng góp vốn, công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh có quyền cho phép nhiều thành viên tham gia đóng góp vốn vào doanh nghiệp. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để giúp các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ các cá nhân và tổ chức khác khi cần mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tư cách pháp nhân

Khi so sánh các loại hình doanh nghiệp về tư cách pháp nhân, chỉ có doanh nghiệp tư nhân là loại hình không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, tư cách pháp nhân mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau:

  • Tài sản của doanh nghiệp được phân biệt rõ ràng với tài sản cá nhân.
  • Thành viên có thể đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp, như ký kết hợp đồng, quản lý doanh nghiệp,…
  • Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án giải quyết các tranh chấp thương mại với các pháp nhân khác.

Ngược lại, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân sẽ gặp phải một số khó khăn như:

  • Không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản công ty, do đó chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
  • Trong các mối quan hệ tố tụng, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân không được tham gia với tư cách độc lập, mà tham gia với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Trong trường hợp của doanh nghiệp tư nhân, vì không có tư cách pháp nhân, tài sản của doanh nghiệp và tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp được coi là một thể. Điều này có nghĩa là vốn điều lệ của doanh nghiệp tư nhân tương đương với toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp. Trái lại, đối với các loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ được tính là tổng số vốn góp từ các thành viên hoặc cổ đông tham gia.

Trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản

Liên quan đến trách nhiệm và nghĩa vụ tài sản, Kế toán Á Châu sẽ trình bày từng loại hình doanh nghiệp như sau:

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản bằng toàn bộ tài sản cá nhân, là mức độ chịu rủi ro cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.
  • Đối với công ty TNHH và công ty cổ phần: Thành viên và cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Điều này mang lại một môi trường đầu tư an toàn hơn cho thành viên và cổ đông.
  • Đối với công ty hợp danh: Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân, trong khi các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp. Điều này gây khó khăn trong việc thu hút sự tham gia góp vốn từ các thành viên hợp danh để thành lập công ty.

Thu hút và khả năng huy động vốn

Khi xem xét về khả năng huy động vốn của các loại hình doanh nghiệp, thường tập trung vào 3 yếu tố chính trong giai đoạn thành lập:

  1. Số lượng thành viên có thể đóng góp vốn.
  2. Khả năng phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động nguồn vốn.
  3. Độ dễ dàng trong việc chuyển nhượng vốn.

So sánh các loại hình doanh nghiệp

Dựa trên các yếu tố này, khả năng huy động vốn của các loại hình doanh nghiệp có thứ tự như sau:

  1. Công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn mạnh mẽ và linh hoạt nhất. Đây là loại hình duy nhất có thể phát hành và bán cổ phiếu, trái phiếu thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Không có giới hạn về số lượng cổ đông có thể đóng góp vốn, và thủ tục chuyển nhượng cổ phần đơn giản và nhanh chóng.
  2. Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên đứng thứ hai, có khả năng huy động vốn từ 2 đến 50 thành viên. Có thể chuyển nhượng một phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác, nhưng phải ưu tiên cho các thành viên trong công ty.
  3. Công ty hợp danh xếp thứ ba về khả năng huy động vốn từ thành viên trong công ty hoặc từ các thành viên mới, không giới hạn số lượng thành viên tối đa. Các thành viên công ty cũng có thể chuyển nhượng vốn của mình cho người khác, nhưng cần sự đồng ý của các thành viên khác.
  4. Công ty TNHH 1 thành viên đứng thứ tư, là loại hình chỉ có thể huy động vốn từ chủ sở hữu hiện tại hoặc chuyển nhượng vốn cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
  5. Doanh nghiệp tư nhân có khả năng huy động vốn thấp nhất, nguồn vốn chỉ có thể huy động từ chủ doanh nghiệp và không thể huy động từ bên ngoài. Doanh nghiệp này không được phép phát hành chứng khoán và không thể bán phần vốn góp cho cá nhân hoặc tổ chức khác.

Chuyển đổi loại hình công ty

Công ty TNHH 1 thành viên có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần nếu chủ doanh nghiệp đồng ý mời thêm người hoặc tổ chức khác góp vốn. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ phải chuyển đổi thành công ty cổ phần nếu số lượng thành viên vượt quá 50. Nếu chỉ còn lại một thành viên góp vốn, công ty phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên.

So sánh các loại hình doanh nghiệp
Chuyển đổi loại hình công ty

Công ty cổ phần sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên nếu số lượng cổ đông giảm xuống còn hai, và không có cổ đông mới tham gia góp vốn. Nếu chỉ còn lại một cổ đông, công ty sẽ phải chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên.

Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty TNHH 1 thành viên, TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh.

Công ty hợp danh không có thể chuyển đổi sang bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác.

Quyền ra quyết định các vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong các loại hình công ty khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý và quyền lực quyết định có sự khác biệt rõ rệt:

  1. Công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ đông đóng vai trò quyết định cao nhất, trong khi hội đồng quản trị chịu trách nhiệm điều hành và quản lý doanh nghiệp. Thường thì, các quyết định về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và quản lý công ty do hội đồng quản trị quyết định.
  2. Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên: Quyền quyết định cao nhất thuộc về hội đồng thành viên. Hội đồng này phê duyệt các quyết định liên quan đến cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh và quản lý công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc thường chỉ thực hiện các hoạt động kinh doanh, và phải báo cáo cho hội đồng thành viên về các nhiệm vụ được giao.
  3. Công ty hợp danh: Mọi quyết định kinh doanh đều phải được hội đồng thành viên thống nhất, với yêu cầu sự tán thành của đa số thành viên hợp danh, thường là tỷ lệ ¾ hoặc ⅔ thành viên, để có hiệu lực.
  4. Công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc chủ công ty có quyền lực tối cao về mọi hoạt động kinh doanh của công ty một cách nhanh nhạy và quyết liệt, mà không cần sự tham gia hay phê duyệt từ các cơ quan quản lý khác.

Đây là sự phân chia rõ ràng về vai trò và quyền lực giữa các cơ quan quản lý trong từng loại hình công ty.

Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp

Công ty cổ phần, đặc biệt là những doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, có cấu trúc tổ chức phức tạp do số lượng cổ đông đông đảo và biến động liên tục, đòi hỏi quản lý và điều hành đối mặt với nhiều thách thức.

Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh có cấu trúc tổ chức đơn giản hơn vì hầu hết các thành viên thường quen biết nhau, giúp việc quản lý và điều hành trở nên dễ dàng hơn.

Còn đối với công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân, cấu trúc tổ chức thường đơn giản và nhỏ gọn nhất. Chủ sở hữu thường đảm nhận vai trò giám đốc trực tiếp, và các hoạt động kinh doanh thường được tổ chức trong các phòng ban chức năng cơ bản.

Đánh giá sự phổ biến của các loại hình công ty

Công ty TNHH 1 thành viên được xem là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất nhờ cấu trúc tổ chức đơn giản, dễ quản lý và điều hành, phù hợp với các hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ và vừa.

Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên đứng thứ hai về mức độ phổ biến. Đây là lựa chọn phổ biến để thành lập công ty với bạn bè hoặc đối tác để cùng góp vốn kinh doanh.

Công ty cổ phần đứng ở vị trí tiếp theo về sự phổ biến và số lượng thành lập mới. Cấu trúc tổ chức nghiêm ngặt của công ty cổ phần thường được lựa chọn để triển khai kinh doanh trong các ngành nghề đòi hỏi huy động vốn lớn.

Cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh, hai loại hình doanh nghiệp này ít được lựa chọn để kinh doanh do độ rủi ro cao và khó khăn trong việc huy động vốn.

Tiêu chí để so sánh các loại hình doanh nghiệp và lựa chọn loại hình doanh nghiệp thích hợp

Để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, bạn cần phải so sánh các loại hình doanh nghiệp với nhau và cân nhắc nhiều yếu tố thực tế như mục đích kinh doanh, quy mô hoạt động và số vốn hiện có. Hiểu rõ ưu và nhược điểm của từng loại hình là điều quan trọng nhất để có thể đưa ra quyết định phù hợp.

Bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp:

  1. Dựa vào số vốn:
    • Nếu bạn cần nguồn vốn lớn để kinh doanh, hãy chọn công ty cổ phần để có thể huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu. Bạn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào và tài sản cá nhân được bảo vệ.
    • Nếu vốn của bạn nhỏ hoặc hạn chế, công ty TNHH 1 thành viên có thủ tục và chi phí thành lập đơn giản sẽ là sự lựa chọn phù hợp.
    • Muốn góp vốn cùng với bạn bè hoặc đối tác? Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên là sự lựa chọn lý tưởng. Vốn của công ty này được phân chia theo tỷ lệ góp vốn từng thành viên và cũng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào.
  2. Dựa vào mục đích kinh doanh:
    • Nếu bạn muốn kinh doanh ở quy mô nhỏ và đơn giản, công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân là sự lựa chọn phù hợp với thủ tục và chi phí vận hành thấp.
    • Kinh doanh ở quy mô lớn và cần huy động vốn từ bên ngoài? Công ty cổ phần là lựa chọn tốt nhất để có thể phát hành cổ phiếu và thu hút các nhà đầu tư.
    • Kinh doanh ở quy mô vừa và muốn hợp tác với nhiều người? Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh có thể giúp bạn chia sẻ trách nhiệm và quản lý.

Hi vọng những thông tin về so sánh các loại hình doanh nghiệp trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình. Nếu cần thêm thông tin hoặc tư vấn chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ thêm.

Mọi thông tin cần tư vấn xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dịch Vụ Tư vấn – Tài chính Kế toán Á Châu

Đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt Nam

  •  0776 112 333
  •  info@dichvuketoanachau.com
  •  Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
  •  Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 đến 17:30

Dịch vụ kế toán thuế tại Hà Nội

Dịch vụ Kế Toán Thuế tại Hà Nội – Lựa chọn tốt nhất cho Doanh Nghiệp

Bạn đang tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp về dịch vụ kế toán thuế tại Hà […]
Dịch vụ thành lập công ty tại Lâm Đồng

Dịch vụ thành lập công ty tại Lâm Đồng

Kế toán Á Châu tự hào mang đến dịch vụ thành lập công ty tại Lâm Đồng trọn gói […]
Dịch vụ kế toán chất lượng

Dịch vụ Kế Toán Chất lượng – Uy tín – Chuyên nghiệp

Bạn đang cần tìm một dịch vụ kế toán chất lượng và đáng tin cậy tại Việt Nam sao? […]