NGHỊ ĐỊNH 84/2016/NĐ-CP VỀ TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ, TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ, TỔ CHỨC KIỂM TOÁN ĐƯỢC CHẤP THUẬN KIỂM TOÁN CHO ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật kiểm toán độc lập ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về tiêu chuẩn, Điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

Chương I

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, Điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Tổ chức kiểm toán” là doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. “Tổ chức kiểm toán được chấp thuận” là tổ chức kiểm toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng.

3. “Kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận” là kiểm toán viên hành nghề được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng.

4. “Kỳ chấp thuận” là kỳ mà tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12.

Điều 4. Đơn vị có lợi ích công chúng

1. Đơn vị có lợi ích công chúng là các đơn vị được quy định tại Chương II

Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận

1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;

b) Có vốn Điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng;

c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định này;

d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;

đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.

Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm Điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 10 đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký;

e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng được xây dựng phù hợp với quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;

h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán theo quy định tại các Điều 9 và 10 Nghị định này.

2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các Điều kiện quy định tại các Điểm a, b, e, g, h và i Khoản 1 Điều này, phải có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

b) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 36 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;

Điều 6. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận

Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:

1. Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời Điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.

2. Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.

Điều 8. Xử lý đối với các hợp đồng kiểm toán đã ký trong trường hợp không được chấp thuận

1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề không được chấp thuận trong kỳ nào thì không được tiếp tục thực hiện các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo khác đã ký và không được ký thêm các hợp đồng kiểm toán mới với đơn vị có lợi ích công chúng trong kỳ đó, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận trong kỳ trước nhưng không được chấp thuận trong kỳ sau thì chỉ được tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính năm đã ký với đơn vị có lợi ích công chúng trong kỳ sau nếu thỏa mãn tất cả các Điều kiện sau:

a) Đã thực hiện trong kỳ được chấp thuận việc soát xét báo cáo tài chính bán niên cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc đối tượng bắt buộc phải soát xét báo cáo tài chính bán niên;

b) Phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính trong thời gian 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng.

Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản sao Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

3. Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp thuận, trong đó nêu rõ thời gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ Điều kiện hành nghề kiểm toán.

4. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tổ chức kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:

a) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

b) Danh sách báo cáo kiểm toán theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 hoặc Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định này;

c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;

d) Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính của tổ chức kiểm toán (nếu có);

đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán (như tăng, giảm thành viên góp vốn; tăng, giảm vốn Điều lệ);

e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (như tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề);

g) Bản mô tả về việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

Điều 10. Xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề

1. Từ ngày 01 tháng 10 đến ngày 20 tháng 10 hàng năm, tổ chức kiểm toán nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này cho Bộ Tài chính để được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Trường hợp tổ chức kiểm toán đăng ký kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Trong quá trình xem xét, nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định thì trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền chấp thuận yêu cầu tổ chức kiểm toán hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ trước ngày 05 tháng 11. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận có văn bản thông báo cho tổ chức kiểm toán.

3. Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trước ngày 15 tháng 11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán trước ngày 20 tháng 11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định này.

4. Căn cứ danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để ký hợp đồng thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình. Danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được cập nhật khi có quyết định thay đổi của cơ quan có thẩm quyền.

Chương III

Điều 11. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.

2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

 

Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (3b).M

Tải văn bản và xem phụ lục tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Thông tư

THÔNG TƯ 133/2016/TT-BTC HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Căn cứ Luật Kế toán số […]
Thông tư

Thông tư 722007TT-BTC hướng dẫn về hành nghề kế toán

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 72/2007/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 06 NĂM 2007 HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ […]
Thông tư

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ Căn cứ Luật Kế […]