THẤT NGHIỆP VÌ COVID-19, CÓ NÊN NHẬN BHXH MỘT LẦN KHÔNG?

THẤT NGHIỆP VÌ COVID-19, CÓ NÊN NHẬN BHXH MỘT LẦN KHÔNG?

Dịch bệnh Covid-19 đã làm nhiều người lao động thất nghiệp và có ý định rút bảo hiểm xã hội một lần để trang trải cuộc sống.

Bài viết sẽ đưa ra những lý do nên và không nên nhận bảo hiểm xã hội một lần để người lao động có thể phần nào đưa ra quyết định chính xác nhất.

A. NHỮNG LÝ DO KHÔNG NÊN NHẬN

  1. Không được cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Cụ thể, tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu lao động nghỉ việc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cộng nối với thời gian đóng tiếp đó.

Khi đã nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động có khả năng đánh mất cơ hội hưởng lương hưu vì không đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

  1. Không được chi trả chi phí khám, chữa bệnh khi về già

Người lao động ở độ tuổi nghỉ hưu thuộc đối tượng được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng BHYT theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP .

Khi về già thường khó tránh khỏi các vấn đề về sức khỏe, các bệnh liên quan đến tuổi già. Vì vậy, trường hợp người lao động đã nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần có thể không đủ điều kiện hưởng lương hưu phải tự tham gia bảo hiểm y tế.

  1. Số tiền nhận được ít hơn số tiền đã đóng vào

Theo quy định hiện hành, tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất là 22% mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của NLĐ. Trong đó, người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%, tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hằng năm bằng 2,64 tháng lương.

Nếu lãnh bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ mất đi khoảng 1,14 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và khoảng 0,64 tháng lương đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014.

  1. Không được hưởng trợ cấp mai táng và tử tuất khi chết

Người đang tham gia bảo hiểm xã hội nếu không đủ điều kiện đóng tiếp có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Trong thời gian bảo lưu, nếu chẳng may bị chết thì gia đình, người thân được hưởng trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất.

Tuy nhiên, nếu người lao động đã nhận tiền bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được hưởng khoản trợ cấp nêu trên nữa.

  1. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động thất nghiệp

Tạị Nghị quyết 68/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động, DN khó khăn do Covid-19. người lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 được hỗ trợ trong các trường hợp:

– Người  lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương

– Người lao động ngừng việc

– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động

– Chính sách hỗ trợ Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác:

Mức hỗ trợ thấp nhất là 1.000.000 đồng/người/lần và cao nhất là 3.710.000 đồng/người.

B. NHỮNG LÝ DO NÊN NHẬN

  1. Một số trường hợp người lao động không đủ điều kiện để được hỗ trợ theo Nghị quyết 68:

Theo Nghị quyết 68, người lao động cần đáp ứng những điều kiện được quy định để có thể nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên, một số người lao động không đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ như:

– Chấm dứt HĐLĐ trước ngày 01/5/2021.

– Nghỉ việc không hưởng lương nhưng không phải 15 ngày liên tục trở lên.

– Chấm dứt HĐLĐ nhưng đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHTN.

  1. Không đủ khả năng cầm cự qua mùa dịch

Người lao động chắc có lẽ vẫn muốn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cố gắng cầm cự qua mùa dịch để không phải rút bảo hiểm xã hội một lần để rồi mất đi quyền lợi sau này. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

– 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, những trường hợp không đủ khả năng cầm cự thì người lao động lựa chọn rút bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng như trên để có tiền trang trải khi không có việc làm.

Theo Trung Tài (thuvienphapluat.vn)

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Tags:
csmbhxh

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ BHXH BẮT BUỘC CÓ HIỆU LỰC TỪ 1/9/2022

CHÍNH SÁCH MỚI VỀ BHXH BẮT BUỘC CÓ HIỆU LỰC TỪ 1/9/2022 Từ ngày 01/9/2021, Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông […]
3 BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TỪ COVID-19

3 BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TỪ COVID-19

3 bài học cho doanh nghiệp từ Covid-19. Các doanh nghiệp đang học hỏi lẫn nhau giữa những thay […]
5 ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TẠI THÔNG TƯ 78/2021/TT-BTC VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

5 ĐIỂM ĐÁNG LƯU Ý TẠI THÔNG TƯ 78/2021/TT-BTC VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021 hướng dẫn về hóa đơn, chứng từ có hiệu […]