NHỮNG KHÓ KHĂN TRƯỚC DỊCH BỆNH VÀ GIẢI PHÁP GỠ KHÓ CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

NHỮNG KHÓ KHĂN TRƯỚC DỊCH BỆNH VÀ GIẢI PHÁP GỠ KHÓ CHO SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP?

Những khó khăn trước diễn biến dịch bệnh

– Gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà mua hàng và sản xuất lớn sẽ tìm kiếm sự bù đắp thiếu hụt chuỗi cung ứng từ quốc gia khác.

– Nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu.

– Chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu do giá một số nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản xuất như thép và các nguyên phụ liệu trong các ngành sản xuất đồ uống, thực phẩm… Bên cạnh đó, việc phát sinh nhiều chi phí phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp.

– Chi phí vận chuyển hàng hóa quốc tế cũng tăng rất cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

– Quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Việc triển khai tiêm vaccine cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp và các khu công nghiệp chưa được triển khai nhất quán và kịp thời.

– Nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động. Điều này sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc tìm kiếm nguồn lao động trở lại của các doanh nghiệp khi phục hồi sản xuất sau dịch bệnh, đặc biệt là đối với các ngành nghề yêu cầu lao động có tay nghề, chuyên môn nhất định như cơ khí, điện tử…

– Từ phản ánh của các Hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp, có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu của các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là do không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt. Các địa phương chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, chưa ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là việc ưu tiên tiêm vaccine cho họ. Từ đó, dẫn đến các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

– Bên cạnh đó, một số ngành hàng bị nhiều địa phương đánh giá không phải là “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng.

Giải pháp khắc phục

Theo ý kiến của các Hiệp hội, ngành hàng và doanh nghiệp, cần tiến hành một số giải pháp cấp bách ngay sau đây để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để ổn định kinh tế, phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh:

– Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng chống Covid-19, trong đó bổ sung mức ưu tiên đối với đối tượng lao động trong ngành vận tải – đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics (như đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu…) là đối tượng ưu tiên tiêm vaccine nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hoá được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng phục vụ sản xuất.

– Cần sửa đổi mức ưu tiên đối với đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất…) trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động và để doanh nghiệp có thể sớm quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Các địa phương cần quán triệt và thực hiện nghiêm việc ưu tiên tiêm vaccine đối với các đối tượng trên. Bộ Y tế cần có trách nhiệm giám sát việc tiêm vaccine cho các đối tượng lao động này và có chế tài xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện chỉ đạo nêu trên.

– Hơn thế nữa, các địa phương cũng cần quan tâm hơn đến việc đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ công tác lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

– Trong thời gian trước mắt, cần bổ sung một số ngành sản xuất, dịch vụ, mặt hàng vào danh mục “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” như các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản để tạo điều kiện ổn định lưu thông.

– Nhằm bảo đảm ổn định, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, cần xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm trong thời kỳ dịch bệnh, cho phép doanh nghiệp có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động).

– Các cơ quan nhà nước đẩy mạnh đơn giản hóa các thủ tục hành chính, trong đó ưu tiên tiến hành giải quyết và trả kết quả hành chính online, đặc biệt là các thủ tục hải quan và xuất nhập khẩu để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp.

– Đồng thời, có các giải pháp hỗ trợ về tài chính cho các ngành sản xuất.

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Điểm mới luật doanh nghiệp

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2021

ĐIỂM MỚI VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2021? Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời với nhiều đổi mới, […]
ttndn

MỨC THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2021

THUẾ SUẤT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2021 Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2021 là […]
Dịch Vụ Thuê Ngoài

DOANH NGHIỆP CẦN QUAN TÂM ĐIỀU GÌ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THUÊ NGOÀI?

Dịch vụ thuê ngoài hay thuê ngoài dịch vụ (outsourcing) phát triển cùng với ngành công nghệ số. Thông […]