HƯỚNG DẪN 03/HD-TLĐ NĂM 2020 VỀ THI HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM DO TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM BAN HÀNH

HƯỚNG DẪN

1. Hướng dẫn sử dụng Huy hiệu Công đoàn Việt Nam

1.1. Huy hiệu Công đoàn Việt Nam (sau đây gọi tắt là Huy hiệu Công đoàn) được sử dụng thống nhất trong hoạt động của công đoàn các cấp, đúng màu sắc, bố cục như Huy hiệu in trên Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có hướng dẫn riêng về quy chuẩn màu sắc của Huy hiệu Công đoàn.

1.2. Những trường hợp bắt buộc sử dụng Huy hiệu Công đoàn gồm:

a. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp;

b. Lễ kết nạp đoàn viên, lễ thành lập tổ chức công đoàn, lễ kỷ niệm ngày truyền thống của tổ chức Công đoàn Việt Nam;

c. Trụ sở hoặc nơi làm việc của công đoàn các cấp. Trường hợp không có trụ sở thì treo tại phòng làm việc của chủ tịch công đoàn;

d. Văn kiện in thành sách của công đoàn các cấp;

đ. Thẻ đoàn viên công đoàn;

e. Các công trình, sản phẩm, trang phục nhận diện Công đoàn Việt Nam.

3. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam theo 4. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam và chuyển sinh hoạt công đoàn theo Điều 3

4.1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

a. Người gia nhập công đoàn phải tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam, đơn phải có chữ ký của người viết đơn (bao gồm chữ ký điện tử). Trường hợp đơn của tập thể người lao động phải có chữ ký của từng người lao động.

b. Nơi đã có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở), ban chấp hành công đoàn cơ sở nhận đơn, xem xét, quyết định kết nạp và tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

– Trong buổi lễ có thể cùng lúc kết nạp nhiều đoàn viên; những người được kết nạp phải có mặt tại buổi lễ (trừ trường hợp vắng có lý do chính đáng), công đoàn cơ sở công bố quyết định kết nạp đoàn viên, trao quyết định và trao thẻ cho đoàn viên công đoàn (nếu có).

– Những đơn vị có đông đoàn viên, ban chấp hành công đoàn cơ sở có thể ủy quyền cho công đoàn cơ sở thành viên hoặc công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận (gọi chung là công đoàn bộ phận), tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn (gọi chung là tổ công đoàn) trực thuộc tổ chức lễ kết nạp đoàn viên.

c. Nơi chưa có công đoàn cơ sở

– Người lao động nộp đơn xin gia nhập công đoàn cho công đoàn cấp trên nơi gần nhất hoặc ban vận động thành lập công đoàn cơ sở (nếu có).

+ Trường hợp nộp đơn cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn, công đoàn cấp trên phải xem xét, quyết định việc kết nạp hoặc không kết nạp đoàn viên và giới thiệu nơi sinh hoạt cho đoàn viên khi có quyết định kết nạp.

+ Trường hợp người lao động nộp đơn cho ban vận động: Trong thời gian 15 ngày kể từ khi nộp đơn, nếu nơi người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn, chưa đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động có quyền chuyển đơn lên công đoàn cấp trên xem xét, quyết định kết nạp đoàn viên và được giới thiệu sinh hoạt tại công đoàn cơ sở gần nơi đoàn viên đang làm việc nhất, cho đến khi công đoàn cơ sở tại nơi làm việc được thành lập.

– Trường hợp có đủ người lao động liên kết thành lập công đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở và đề nghị công đoàn cấp trên công nhận theo quy định tại Mục 12.1 và 12.2 của Hướng dẫn này.

d. Việc kết nạp lại đoàn viên công đoàn: Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu có nguyện vọng gia nhập lại tổ chức Công đoàn Việt Nam phải có đơn xin ra nhập lại gửi công đoàn cơ sở nơi làm việc. Ban chấp hành công đoàn cơ sở có trách nhiệm xem xét, thẩm định nếu đủ điều kiện thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định kết nạp lại.

4.2. Sử dụng thẻ đoàn viên công đoàn trong các trường hợp sau:

a. Biểu quyết tại đại hội, hội nghị của tổ chức công đoàn khi cần thiết.

b. Xuất trình thẻ đoàn viên khi: Chuyển sinh hoạt công đoàn; tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức (khi có yêu cầu); cần tư vấn, giúp đỡ của công đoàn các cấp.

c. Xuất trình thẻ đoàn viên với công đoàn cấp trên để được tham gia sinh hoạt tạm thời khi nơi làm việc chưa có tổ chức công đoàn, tổ chức công đoàn nơi làm việc bị giải thể hoặc trong thời gian nghỉ việc do chấm dứt hợp đồng lao động chưa tìm được việc làm.

d. Sử dụng thẻ đoàn viên để được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.

4.3. Công tác quản lý đoàn viên công đoàn

a. Đoàn viên công đoàn được quản lý thông qua thẻ đoàn viên, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn thống nhất quản lý về phôi thẻ, mã số thẻ, phân cấp cho liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương thực hiện in thẻ đoàn viên.

b. Thẻ đoàn viên được trao trong buổi lễ kết nạp hoặc sau khi được kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đoàn viên nhận thẻ phải thực hiện đúng nguyên tắc sử dụng thẻ đoàn viên, khi mất hoặc hỏng phải báo ngay với công đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt để được cấp lại hoặc đổi thẻ đoàn viên. Khi phát hiện thẻ đoàn viên giả phải báo cáo kịp thời với công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên.

c. Đoàn viên ra khỏi tổ chức công đoàn, bị khai trừ khỏi tổ chức công đoàn thì công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn đang sinh hoạt hoặc công đoàn cấp trên xóa tên trong danh sách đoàn viên.

4.4. Thủ tục chuyển sinh hoạt công đoàn

a. Khi chuyển nơi làm việc, đoàn viên xuất trình thẻ để được sinh hoạt công đoàn tại nơi đến. Trường hợp đoàn viên chưa được cấp thẻ, công đoàn cơ sở nơi đoàn viên công đoàn chuyển đi có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt công đoàn cho đoàn viên.

b. Trường hợp nơi đoàn viên làm việc chưa có tổ chức công đoàn thì đoàn viên liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi gần nhất theo địa giới hành chính để được hướng dẫn, giúp đỡ tiếp tục sinh hoạt công đoàn.

Nghị định
Nghị định

5. Cán bộ công đoàn theo 6. Đại hội công đoàn các cấp theo Điều 8

6.1. Đối với công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và tổ công đoàn

a. Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở theo nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp quản lý, chỉ đạo.

Đối với công đoàn cơ sở mới thành lập, thời gian kết thúc nhiệm kỳ theo thời gian của của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trường hợp khi công đoàn cơ sở được thành lập mà thời gian kết thúc nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp còn dưới 18 tháng thì nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở thực hiện theo nhiệm kỳ kế tiếp của công đoàn cấp trên trực tiếp.

Ví dụ: nhiệm kỳ của công đoàn cấp trên trực tiếp là 2018 – 2023, nếu công đoàn cơ sở thành lập năm 2019, nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở sẽ là 2019- 2023; tương tự, nếu thành lập năm 2020, nhiệm kỳ sẽ là 2020 – 2023; nếu thành lập cuối năm 2022 nhiệm kỳ sẽ là 2022 – 2028.

b. Công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận (nếu có) tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở; tổ công đoàn (nếu có) tổ chức hội nghị toàn thể đoàn viên để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đại hội của công đoàn cơ sở và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trường hợp khuyết tổ trưởng, tổ phó công đoàn, ban chấp hành công đoàn cơ sở chỉ đạo tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để bầu bổ sung.

6.2. Công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp dưới trong các trường hợp sau:

a. Công đoàn cấp trên kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ đại hội để phù hợp tiến độ đại hội công đoàn các cấp theo kế hoạch đại hội Công đoàn Việt Nam.

b. Công đoàn cấp trên mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, sắp đến kỳ đại hội lần thứ nhất mà công đoàn cấp dưới đã đủ nhiệm kỳ đại hội 5 năm.

c. Công đoàn cấp dưới mới thành lập, sáp nhập, hợp nhất, tổ chức đại hội lần thứ nhất chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.

d. Công đoàn cấp dưới tổ chức đại hội sau thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam, chưa đủ nhiệm kỳ 5 năm.

6.3. Cách tính thứ tự kỳ đại hội công đoàn các cấp

– Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi chia tách, được kế thừa nhiệm kỳ trước khi chia tách.

– Đối với tổ chức công đoàn đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ trước của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì đại hội sau khi sáp nhập, hợp nhất, được tính là nhiệm kỳ thứ nhất.

– Đối với công đoàn cơ sở do có sự thay đổi về mô hình tổ chức được nâng cấp thành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hạ cấp thành công đoàn cơ sở thì đại hội sau khi nâng cấp, hạ cấp được kế thừa nhiệm kỳ trước khi nâng cấp, hạ cấp.

6.4. Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên

a. Đối tượng tổ chức đại hội đại biểu

– Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên.

– Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 200 đoàn viên trở lên.

– Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 200 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội toàn thể thì có thể tổ chức đại hội đại biểu khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.

b. Đối tượng tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên

– Công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận có dưới 200 đoàn viên.

– Trường hợp có từ 200 đoàn viên trở lên, việc tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định hoặc khi có quá một phần hai (1/2) đoàn viên đồng ý đại hội toàn thể.

– Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định công đoàn cơ sở tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên.

c. Đại hội, hội nghị trực tuyến

– Những công đoàn cơ sở hoạt động trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, nếu chuẩn bị tốt các điều kiện về công nghệ thông tin và nhân lực điều hành, phục vụ, có thể tổ chức đại hội, hội nghị công đoàn trực tuyến, khi được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.

– Việc tổ chức đại hội, hội nghị công đoàn trực tuyến phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc của tổ chức công đoàn; khuyến khích các công đoàn cơ sở có đông đoàn viên tổ chức đại hội toàn thể đoàn viên, khi được tiến hành theo hình thức đại hội trực tuyến.

– Việc bầu cử ở đại hội, hội nghị trực tuyến thực hiện theo Mục 8 của Hướng dẫn này.

6.5. Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội

Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội công đoàn các cấp do ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập quyết định căn cứ vào số lượng đoàn viên, số lượng công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và điều kiện cụ thể của đơn vị, như sau:

a. Đại hội đại biểu công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được triệu tập không quá 150 đại biểu; công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có từ 5.000 đoàn viên trở lên không quá 200 đại biểu (trừ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được phép tổ chức đại hội toàn thể theo quy định tại điểm b, mục 6.4 của Hướng dẫn này).

b. Đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 200 đại biểu. Nơi có trên 80.000 đoàn viên hoặc quản lý trực tiếp trên 300 công đoàn cơ sở, có thể tăng thêm nhưng không quá 300 đại biểu.

c. Đại hội công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương

– Có dưới 80.000 đoàn viên: Không quá 250 đại biểu.

– Có từ 80.000 đoàn viên đến dưới 100.000 đoàn viên: Không quá 300 đại biểu.

– Có từ 100.000 đoàn viên đến 300.000 đoàn viên: Không quá 400 đại biểu.

– Trên 300.000 đoàn viên: Không quá 500 đại biểu.

d. Đại hội công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Không quá 300 đại biểu.

đ. Số lượng đại biểu triệu tập dự Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

e. Không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, mục 6.5 của Hướng dẫn này. Trường hợp cần tăng số lượng đại biểu chính thức vượt quá quy định tại Hướng dẫn này thì phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý, nhưng không được vượt quá 10%.

6.6. Điều kiện, tiêu chuẩn đại biểu chính thức dự đại hội

a. Phải là đoàn viên công đoàn, đang tham gia sinh hoạt trong tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam.

b. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm trong nhiệm kỳ có tham dự trên 50% số kỳ họp, kể từ khi được bầu vào ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

c. Người không bị bác tư cách đại biểu theo quy định tại 7. Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp theo 8. Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn theo Điều 10

8.1. Ứng cử

a. Đoàn viên công đoàn là đại biểu hoặc không là đại biểu chính thức dự đại hội đều có quyền ứng cử vào ban chấp hành công đoàn các cấp.

b. Đoàn viên công đoàn là đại biểu chính thức của đại hội ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn ứng cử đến đoàn chủ tịch đại hội.

c. Đoàn viên công đoàn không là đại biểu chính thức của đại hội ứng cử thì chậm nhất trước ngày khai mạc đại hội 15 ngày làm việc, phải nộp hồ sơ ứng cử cho ban chấp hành cấp triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có: đơn ứng cử; bản khai lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang làm việc; bản nhận xét của công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đoàn viên sinh hoạt. Đối với đoàn viên là đảng viên phải có ý kiến cấp ủy đảng nơi đoàn viên công tác.

d. Công đoàn cơ sở nơi đoàn viên sinh hoạt có trách nhiệm nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

đ. Ban chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.

e. Đoàn viên ứng cử đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị.

g. Đoàn viên là đảng viên khi ứng cử thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

8.2. Đề cử

a. Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội có quyền đề cử người tham gia vào ban chấp hành khóa mới, đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên (nếu có) và phải cung cấp lý lịch trích ngang từng người.

b. Các đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị có quyền đề cử người là đại biểu đại hội, hội nghị, hoặc đoàn viên công đoàn không phải là đại biểu đại hội, hội nghị vào ban chấp hành.

c. Trường hợp người được đề cử vào ban chấp hành không phải là đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị thì người giới thiệu có trách nhiệm cung cấp cho đại hội, hội nghị sơ yếu lý lịch người được giới thiệu, có nhận xét của công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt và nhất thiết phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được giới thiệu.

d. Người được đề cử để bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị.

đ. Việc đề cử và nhận đề cử của đoàn viên là đảng viên thực hiện theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.

8.3. Danh sách bầu cử

a. Đoàn chủ tịch đại hội, hội nghị có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đầy đủ danh sách đề cử, ứng cử, người xin rút khỏi danh sách đề cử, ứng cử để đại hội thảo luận, quyết định.

b. Danh sách bầu cử phải được đại hội, hội nghị biểu quyết thông qua trước khi thực hiện bầu cử.

8.4. Các hình thức bầu cử của công đoàn

a. Bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu kín trong các trường hợp sau:

– Bầu cử ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cấp (bao gồm cả công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận):

+ Bầu ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp; bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.

+ Bầu ủy viên ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.

+ Bầu chức danh chủ tịch, phó chủ tịch.

– Bầu cử ủy ban kiểm tra và các chức danh của Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp bao gồm:

+ Bầu ủy ban kiểm tra, bổ sung ủy viên ủy ban kiểm tra, chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.

+ Bầu chức danh phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra tại hội nghị ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.

– Bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn tại tổ công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác.

– Bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên, bao gồm đại biểu chính thức và đại biểu dự khuyết.

– Lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử theo quy định của cấp có thẩm quyền.

b. Bầu cử bằng hình thức biểu quyết giơ tay trong các trường hợp sau:

– Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu tại đại hội, hội nghị công đoàn các cấp.

– Bầu ban bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn, hội nghị ban chấp hành công đoàn các cấp.

8.5. Ban bầu cử

a. Ban bầu cử là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội, hội nghị. Người tham gia ban bầu cử phải là đại biểu chính thức của đại hội, hội nghị và không có tên trong danh sách bầu cử.

b. Ban bầu cử có nhiệm vụ:

– Phổ biến nguyên tắc, cách thức, thể lệ bầu cử, hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu. Kiểm tra thùng phiếu trước khi bỏ phiếu và niêm phong thùng phiếu.

– Kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và thông qua biên bản kiểm phiếu trong ban bầu cử, công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử trước đại hội; niêm phong phiếu bầu cử chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội.

– Trường hợp kiểm phiếu bằng các phương tiện kỹ thuật, ban bầu cử được sử dụng một số kỹ thuật viên không phải là đại biểu đại hội.

– Ngoài các thành viên ban bầu cử, các kỹ thuật viên và đại diện của công đoàn cấp trên giám sát việc kiểm phiếu, ban bầu cử không được phép cho người không có nhiệm vụ vào khu vực kiểm phiếu.

8.6. Thể lệ bầu cử

a. Thể thức của phiếu bầu cử

– Phiếu in sẵn danh sách bầu cử phải đầy đủ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của người có tên trong danh sách bầu cử, xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt đối với toàn bộ danh sách bầu cử hoặc theo khối công tác (các khối công tác xếp theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt).

– Phiếu bầu cử phải được đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập ở góc trái phía trên. Phiếu bầu cử của công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, được sử dụng con dấu của công đoàn cơ sở.

– Trường hợp công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn ở xa, không thể đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cơ sở thì phải có chữ ký của trưởng ban bầu cử ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

– Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

b. Phiếu bầu hợp lệ

– Là phiếu bầu do ban bầu cử phát ra theo thể thức nêu tại điểm a, Mục 8.6.

– Phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội, hội nghị biểu quyết thông qua.

c. Phiếu bầu không hợp lệ

– Đối với phiếu bầu in sẵn:

+ Phiếu bầu cử không đúng thể thức được nêu trong nguyên tắc, thể lệ bầu cử của ban bầu cử và không do ban bầu cử phát ra.

+ Phiếu bầu cử không đóng dấu của ban chấp hành hoặc không có chữ ký của trưởng ban bầu cử hoặc trưởng ban vận động theo quy định.

+ Phiếu gạch hết tên trong danh sách bầu cử, trừ trường hợp phiếu bầu in danh sách có một người.

+ Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội, hội nghị biểu quyết.

+ Phiếu ghi tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội, hội nghị thông qua.

+ Phiếu có đánh dấu riêng, hoặc dùng từ hai màu mực trở lên; phiếu dùng bút chì để bầu cử.

+ Phiếu bị rách rời, nhàu nát.

+ Phiếu bầu có số dư chỉ gạch phía dưới hoặc phía trên họ và tên; chỉ gạch họ và tên đệm, không gạch tên hoặc phiếu chỉ gạch chức vụ, đơn vị công tác, không gạch họ và tên.

+ Phiếu bầu không có số dư: không đánh dấu hoặc đánh dấu cả hai cột “đồng ý” và “không đồng ý”; hoặc gạch họ và tên người trong danh sách bầu cử.

– Đối với phiếu bầu viết tay:

+ Phiếu bầu cử không đúng thể thức được nêu trong nguyên tắc, thể lệ bầu cử của ban bầu cử và không do ban bầu cử phát ra.

+ Phiếu không ghi tên ai, trừ trường hợp bầu cử một người.

+ Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội, hội nghị biểu quyết.

+ Phiếu bầu ghi tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội, hội nghị thông qua.

+ Phiếu có đánh dấu riêng, hoặc dùng từ hai màu mực trở lên; phiếu dùng bút chì để bầu cử.

+ Phiếu bị rách rời, nhàu nát.

+ Phiếu không ghi tên, chỉ ghi họ, tên đệm, chức vụ, đơn vị công tác; phiếu chỉ ghi chức vụ, đơn vị công tác mà không ghi tên, họ, tên đệm.

d. Kết quả bầu cử

– Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về.

– Trường hợp số người có số phiếu quá một phần hai (1/2) nhiều hơn số lượng cần bầu đã được đại hội, hội nghị biểu quyết, thì người trúng cử được lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao, đến người có số phiếu thấp hơn cho đến khi đủ số lượng.

– Trường hợp có nhiều người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ngang nhau mà chỉ cần lấy một hoặc một số người cho đủ số lượng cần bầu, thì đại hội, hội nghị thảo luận và quyết định bầu tiếp trong số những người có số phiếu ngang nhau để chọn người có số phiếu cao hơn, trong trường hợp này không cần phải đạt số phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu ban bầu cử thu về. Trường hợp bầu lần thứ hai mà số phiếu vẫn ngang nhau thì việc có bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.

– Trường hợp số người có số phiếu quá một phần hai (1/2) ít hơn số lượng cần bầu, thì đại hội, hội nghị thảo luận và quyết định bầu tiếp cho đủ số lượng cần bầu, hoặc không bầu mà lấy số lượng đã trúng cử (ít hơn số lượng đại hội đã thông qua). Trường hợp đại hội quyết định bầu tiếp cho đủ số lượng cần bầu thì thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự mới, không trùng với danh sách đã bầu cử trước đó.

– Trường hợp số phiếu do ban bầu cử thu về nhiều hơn số phiếu do ban bầu cử phát ra, hoặc phát hiện phiếu bầu cử không đúng quy định, thì ban bầu cử phải báo cáo ngay với đoàn chủ tịch đại hội, hội nghị để báo cáo đại hội, hội nghị và tổ chức bầu lại.

đ. Hồ sơ, tài liệu bầu cử

– Biên bản bầu cử phải ghi rõ các nội dung sau: Tổng số đại biểu chính thức được triệu tập; tổng số đại biểu chính thức dự đại hội, hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu về; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; kết quả theo danh sách bầu cử; kết quả trúng cử theo danh sách từ cao xuống thấp; đồng thời phải được lập thành 03 bản có chữ ký của trưởng ban bầu cử và đại diện đoàn chủ tịch đại hội, hội nghị.

– Kết thúc công tác bầu cử, ban bầu cử niêm phong phiếu bầu cử và các tài liệu liên quan gửi đoàn chủ tịch đại hội, hội nghị để giao cho ban chấp hành lưu trữ trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày bầu cử.

e. Trường hợp cần thiết, ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp được mở niêm phong phiếu bầu. Sau 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ hoặc ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) công đoàn các cấp được phép hủy phiếu bầu cử.

8.7. Công tác bầu cử trong trường hợp đại hội, hội nghị trực tuyến và đại hội toàn thể đoàn viên ở nơi không thể dừng sản xuất

a. Đại hội trực tuyến

– Căn cứ quy định về công tác bầu cử tại Mục 8 của Hướng dẫn này, ban chấp hành khóa đương nhiệm xây dựng quy chế bầu cử tại đại hội trực tuyến trình đại hội thông qua quy chế bầu cử.

– Bầu ban bầu cử và các tổ bầu cử ở các đầu cầu khác.

– Tổ bầu cử tại các đầu cầu có nhiệm vụ:

+ Chuẩn bị phiếu bầu theo danh sách bầu cử đã được đại hội biểu quyết thông qua. Phiếu bầu phải có dấu của ban chấp hành cấp triệu tập đại hội hoặc chữ ký của tổ trưởng bầu cử tại các điểm cầu ở góc trái, phía trên.

+ Thực hiện việc phát phiếu bầu, kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, niêm phong phiếu bầu và thông báo công khai kết quả kiểm phiếu về đầu cầu trung tâm.

– Ban bầu cử tổng hợp kết quả kiểm phiếu ở các đầu cầu, lập biên bản kiểm phiếu chung và công bố kết quả bầu cử trước đại hội.

b. Đối với đại hội toàn thể đoàn viên ở nơi không thể dừng sản xuất để triệu tập toàn thể đoàn viên dự đại hội tại hội trường

– Ban chấp hành khóa đương nhiệm xây dựng quy chế bầu cử trình đại hội thông qua.

– Đoàn viên công đoàn thực hiện quyền bầu cử các cơ quan điều hành đại hội, bầu cử ban chấp hành, bầu cử đại biểu dự đại hội công đoàn cấp trên bằng phiếu kín. Việc bầu cử được thực hiện bằng thùng phiếu lưu động theo quy chế bầu cử đã được đại hội thông qua.

8.8. Bầu cử đại biểu dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên

– Số lượng đại biểu chính thức bầu dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên thực hiện theo phân bổ của công đoàn cấp trên. Những công đoàn cấp trên được phân cấp phối hợp chỉ đạo hoạt động công đoàn ngành, nghề, địa phương theo quy định tại 9. Ban chấp hành công đoàn các cấp theo Điều 11

9.1. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội, hội nghị công đoàn cấp đó quyết định như sau:

a. Công đoàn cơ sở

– Ban chấp hành công đoàn cơ sở từ 03 đến 15 ủy viên. Nơi có từ 3.000 đoàn viên trở lên có thể tăng thêm nhưng không quá 19 ủy viên. Riêng các công đoàn cơ sở thực hiện thí điểm tăng số lượng ban chấp hành công đoàn cơ sở theo Mục II, Hướng dẫn số 132/HD-TLĐ ngày 17/02/2017 thì giữ nguyên số lượng đến hết nhiệm kỳ.

– Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành viên từ 03-15 ủy viên.

– Ban chấp hành công đoàn bộ phận từ 03- 07 ủy viên.

– Nơi có dưới 10 đoàn viên bầu chức danh chủ tịch (không bầu ban chấp hành).

b. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không quá 27 ủy viên; ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.

c. Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, ban chấp hành liên đoàn lao động tỉnh, thành phố không quá 35 ủy viên; công đoàn ngành trung ương, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên có thể tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành nhưng không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh không quá 55 ủy viên.

d. Trường hợp cần tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá số lượng đã được đại hội thông qua hoặc quy định về số lượng tối đa, phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. Số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, Mục 9.1. của Hướng dẫn này.

9.2. Các trường hợp chỉ định ban chấp hành lâm thời

a. Công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền chỉ định ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới và các chức danh trong cơ quan thường trực của ban chấp hành lâm thời công đoàn (bằng văn bản) trong các trường hợp sau:

– Khi quyết định thành lập tổ chức công đoàn.

– Khi quyết định hợp nhất, nâng cấp, hạ cấp, chia tách, sáp nhập tổ chức công đoàn.

– Khi ban chấp hành công đoàn bị kỷ luật bằng hình thức giải tán.

– Khi không tổ chức được đại hội theo quy định.

– Khi không tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể, hội nghị ban chấp hành mở rộng theo Mục 7 của Hướng dẫn này.

b. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Trường hợp quá 12 tháng chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định bằng văn bản cho phép kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời không quá 6 tháng, hoặc chấm dứt hoạt động của ban chấp hành lâm thời cũ và chỉ định ban chấp hành lâm thời mới.

c. Khi giải thể tổ chức công đoàn thì ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn chấm dứt hoạt động.

9.3. Bổ sung ủy viên ban chấp hành công đoàn

– Khi cần tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành vượt quá số lượng đã được đại hội biểu quyết thông qua hoặc vượt quá số lượng quy định tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ và tại Mục 9.1 của Hướng dẫn này, ban chấp hành công đoàn cấp đó phải có văn bản đề nghị và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.

– Trình tự bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành:

+ Công bố văn bản của công đoàn cấp trên đồng ý cho bầu bổ sung ban chấp hành.

+ Tiến hành bầu cử theo nguyên tắc, thể lệ bầu cử theo Mục 8 của Hướng dẫn này.

+ Tại hội nghị ban chấp hành, người đã thôi tham gia ban chấp hành thì không tham gia bầu cử; người mới được bầu bổ sung ban chấp hành có quyền ứng cử, đề cử, biểu quyết và bầu cử ngay sau khi trúng cử ban chấp hành.

9.4. Nơi không bầu ban chấp hành, chỉ bầu chức danh chủ tịch (có dưới 10 đoàn viên) thì đồng chí chủ tịch triệu tập, chủ trì hội nghị toàn thể đoàn viên và ban hành nghị quyết của hội nghị công đoàn khi có ít nhất 2/3 số đoàn viên công đoàn tham dự hội nghị và quá 1/2 số đoàn viên tham dự nhất trí thông qua.

10. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp theo 11. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo 12. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở theo 13. Nhiệm vụ, quyền hạn công đoàn cơ sở theo 14. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở theo 16. Việc tập hợp đoàn viên, người lao động trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động có công ty con, chi nhánh doanh nghiệp, phân hiệu trường… ở địa bàn tỉnh, thành phố khác, theo 17. Công đoàn ngành trung ương theo Điều 20

17.1. Công đoàn Viên chức Việt Nam là công đoàn ngành trung ương, tập hợp cán bộ, công chức, viên chức, lao động làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội ở trung ương; các tổng cục, viện nghiên cứu, cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, đơn vị ở trung ương, nơi không có công đoàn ngành trung ương.

17.2. Trường hợp trong một bộ có nhiều công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, các công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty được chủ động tổ chức thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ, như sau:

a. Tham mưu cho Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về hoạt động của công đoàn ngành, công đoàn tổng công ty.

b. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại 18. Công tác nữ công và ban nữ công công đoàn theo 19. Tài chính, tài sản công đoàn theo 20. Công tác kiểm tra, giám sát theo 21. Ủy ban kiểm tra công đoàn theo 22. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp theo 23. Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp theo Điều 31

23.1. Ủy ban kiểm tra được chủ động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định tại 24. Khen thưởng của công đoàn theo 25. Kỷ luật của công đoàn theo Điều 33

25.1. Kỷ luật một tổ chức công đoàn và cán bộ, đoàn viên công đoàn phải được xem xét tập thể, dân chủ, công khai và theo quy định của Tổng Liên đoàn.

25.2. Cán bộ công đoàn cấp nào khi vi phạm, do công đoàn cấp đó xét, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kỷ luật theo quy định.

25.3. Cán bộ, đoàn viên bị công đoàn cấp trên xử lý kỷ luật, đương nhiên được thi hành ở nơi cán bộ, đoàn viên đang sinh hoạt công đoàn mà không phải xem xét, xử lý kỷ luật ở cấp dưới.

25.4. Tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật. Nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại, nhưng khi chưa được tổ chức công đoàn có thẩm quyền giải quyết vẫn phải chấp hành nghiêm quyết định kỷ luật đã công bố.

25.5. Sau một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật, nếu đoàn viên hoặc cán bộ công đoàn bị kỷ luật có tiến bộ, không tái phạm thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Nơi nhận:
– Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
– Các CĐ ngành trung ương và tương đương;
– Các CĐ tổng Cty trực thuộc TLĐ;
– Lưu VT, ToC TLĐ.

Xem các phụ lục tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi: