TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUI ĐỊNH MỚI 2021

Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp hiện nay đang được nhiều người quan tâm. Vì trong giai đoạn hiện nay, do chịu ảnh hưởng từ những biến động tiêu cực từ Covid-19, nền kinh tế Việt Nam có rất nhiều khó khăn. Các loại hình doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, là đối tượng chịu nhiều tác động nhất qua những biến động từ nền kinh tế. Có rất nhiều doanh nghiệp không thể trụ vững các đợt “sóng gió” dẫn đến việc phải tiến hành các thủ tục để giải thể.

Vậy, các thủ tục , trình tự thực hiện thủ tục giải thể được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Á Châu tìm hiểu

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty

Để có thể tiến hành giải thể doanh nghiệp trước hết doanh nghiệp cần tổ chức họp để thông qua quyết định giải thể. Theo đó, việc giải thể phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, bởi Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và bởi các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Quyết định này thể hiện sự nhất trí của các thành viên về các vấn đề liên quan đến lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động và việc thành lập tổ thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

– Lý do giải thể;

– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau:

(1) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

(2) Nợ thuế;

(3) Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Theo Điểm c Khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì thời hạn thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.

Việc thanh toán các khoản nợ là rất phức tạp vì cần phải quy định một trình tự phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Khoản 8 Điều 208 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức:

– Trường hợp giải thể theo hồ sơ, Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

– Trường hợp giải thể tự động, sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo tình trạng giải thể doanh nghiệp mà không nhận phản đối của bên có liên quan bằng văn bản, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi cơ quan thuế sẽ phải khẩn trương thực hiện thủ tục quyết toán thuế cho doanh nghiệp.Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng bổ sung quy định về giải thể doanh nghiệp trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.

Thành phần hồ sơ, bao gồm:

– Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

– Biên bản họp và Quyết định của Đại hội cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;

– Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội;

– Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

– Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản

– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.

– Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế;

– Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định

– Bản gốc Giấy chứng nhận ĐKKD/ĐKDN (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2000 phải nộp thêm Giấy phép thành lập doanh nghiệp);

– Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.

– Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

Trên đây là hướng dẫn của Á Châu, bạn có thể tham khảo thêm về Dịch Vụ Giải Thể Doanh Nghiệp tại đây hoặc liên hệ đến Á Châu để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

THUẾ TNDN ĐỐI VỚI KHOẢN TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NLĐTHUẾ TNDN ĐỐI VỚI KHOẢN TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NLĐ

THUẾ TNDN ĐỐI VỚI KHOẢN TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NLĐ

Cục Thuế Tp.Hà Nội có Công văn 36670/CTHN-TTHT ngày 28/9/2021 trả lời vướng mắc về thuế TNDN với khoản […]
Được đến tỉnh khác đổi BHYT

ĐƯỢC ĐẾN HUYỆN, TỈNH KHÁC ĐỂ ĐỔI THỂ BHYT MỚI

ĐƯỢC ĐẾN HUYỆN, TỈNH KHÁC ĐỂ ĐỔI THỂ BHYT MỚI Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có Quyết định […]
3 BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TỪ COVID-19

3 BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP TỪ COVID-19

3 bài học cho doanh nghiệp từ Covid-19. Các doanh nghiệp đang học hỏi lẫn nhau giữa những thay […]