Thông tư 722007TT-BTC hướng dẫn về hành nghề kế toán

THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 72/2007/TT-BTC NGÀY 27 THÁNG 06 NĂM 2007
HƯỚNG DẪN VIỆC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ KẾ TOÁN

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003;
Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính qui định và hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán như
sau:
1- Qui định chung
1.1. Hàng năm, doanh nghiệp dịch vụ kế toán và các doanh nghiệp khác có cung cấp
dịch vụ kế toán (gọi chung là doanh nghiệp dịch vụ kế toán) phải đăng ký danh sách người
hành nghề kế toán; cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán phải đăng ký hành nghề với Bộ Tài
chính hoặc Hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được Bộ Tài chính uỷ quyền (sau đây gọi tắt
là Hội nghề nghiệp).
1.2. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán chỉ được quyền
cung cấp dịch vụ kế toán sau khi đã đăng ký hành nghề kế toán và có xác nhận của Hội nghề
nghiệp theo quy định tại điểm 1.1 nói trên. Cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán sau khi đã
đăng ký hành nghề kế toán và được Hội nghề nghiệp xác nhận được gọi chung là cá nhân
hành nghề kế toán. Cá nhân hành nghề kế toán và người đăng ký hành nghề kế toán trong
doanh nghiệp dịch vụ kế toán gọi chung là người hành nghề kế toán.
1.3. Khi cung cấp dịch vụ, người hành nghề kế toán phải xuất trình Chứng chỉ hành
nghề kế toán do Bộ Tài chính cấp. Khi ký tên trong các tài liệu liên quan đến dịch vụ cung
cấp, người hành nghề kế toán phải ghi rõ họ, tên và số Chứng chỉ hành nghề kế toán.
1.4. Trường hợp người hành nghề kế toán vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo
đức nghề nghiệp sẽ bị xử lý theo pháp luật và bị xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề.
1.5. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán nhưng không
đăng ký hành nghề hoặc không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính theo quy định hiện hành.
1.6. Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan có nhu cầu về dịch vụ kế toán như làm kế toán,
làm kế toán trưởng, thiết lập hệ thống kế toán,… (theo quy định tại Điều 43 Nghị định
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh) chỉ được ký hợp đồng dịch
vụ kế toán với các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán và cá nhân kinh doanh dịch vụ kế
toán đã đăng ký hành nghề và được Hội nghề nghiệp xác nhận theo quy định tại Thông tư
này.
1.7. Bộ Tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về kế toán. Hội nghề nghiệp được Bộ
Tài chính uỷ quyền thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán theo quy định tại
Thông tư này.
2- Điều kiện đăng ký hành nghề kế toán
2.1. Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán:
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không
thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của
Luật Kế toán;
b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính
cấp;
c) Có văn phòng và địa chỉ giao dịch;
d) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
đ) Riêng đối với người nước ngoài đăng ký hành nghề kế toán cá nhân tại Việt Nam
phải có thêm điều kiện được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên, trừ khi có quy định
khác trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tham gia ký kết
hoặc gia nhập.
2.2. Đối với người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán:
a) Có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, không
thuộc đối tượng không được làm kế toán theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của
Luật Kế toán;
b) Có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên do Bộ Tài chính
cấp;
c) Có hợp đồng lao động làm việc trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán được thành lập
và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2.3. Đối với doanh nghiệp dịch vụ kế toán:
a) Có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Có ít nhất 2 người có Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên
do Bộ Tài chính cấp, trong đó Giám đốc doanh nghiệp phải là người có Chứng chỉ hành nghề
kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên từ 2 năm trở lên.
2.4. Tại một thời điểm nhất định, người hành nghề kế toán chỉ được đăng ký hành nghề
ở một doanh nghiệp dịch vụ kế toán, hoặc một doanh nghiệp kiểm toán, hoặc đăng ký hành
nghề cá nhân.
2.5. Người đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi phải có thêm điều kiện tham
dự đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định tại khoản 6 của Thông tư
này.
2.6. Trường hợp người hành nghề kế toán đã đăng ký hành nghề ở một doanh nghiệp
dịch vụ kế toán chuyển sang đăng ký hành nghề ở doanh nghiệp dịch vụ kế toán khác hoặc
tách ra hành nghề cá nhân thì phải có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp
trước.
2.7. Người không có tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán được Hội nghề
nghiệp xác nhận thì không được ký vào sổ kế toán (đối với dịch vụ làm kế toán), không được
ký báo cáo tài chính (đối với dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ làm kế toán trưởng) và
không được ký báo cáo kết quả dịch vụ kế toán.
2.8. Doanh nghiệp dịch vụ kế toán sử dụng người không có tên trong Danh sách đăng
ký hành nghề kế toán để ký vào sổ kế toán (đối với dịch vụ làm kế toán), ký báo cáo tài chính
(đối với dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ làm kế toán trưởng), hoặc để ký báo cáo kết
quả dịch vụ kế toán thì doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người đó sẽ bị xử phạt theo quy định
của pháp luật.
2.9. Người hành nghề kế toán bị xóa tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế toán
trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm một trong những hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến người hành nghề
kế toán quy định tại Điều 14 của Luật Kế toán.
b) Vi phạm một trong những trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán quy định
tại Điều 45 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
c) Thực tế không hành nghề kế toán nhưng vẫn cố tình đăng ký hành nghề kế toán;
hoặc đồng thời đăng ký hành nghề kế toán ở hai nơi.
d) Vi phạm pháp luật hoặc vi phạm kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà pháp luật về kế
toán nghiêm cấm.
2.10. Người hành nghề kế toán đã bị xoá tên trong danh sách đăng ký hành nghề kế
toán không được đăng ký hành nghề lại trong thời hạn ít nhất là 3 năm kể từ ngày bị xoá tên.
2.11. Người hành nghề kế toán đã đăng ký hành nghề kế toán nhưng trên thực tế không
hành nghề kế toán thì không được Hội nghề nghiệp tiếp tục xác nhận danh sách đăng ký hành
nghề năm sau.
3- Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán
3.1. Đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán:
Cá nhân đăng ký hành nghề kế toán lần đầu phải lập hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán
nộp cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền, gồm:
a) Đơn đăng ký hành nghề kế toán (Phụ lục số 01/KET)
b) Bản sao công chứng Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng
ký thuế.
d) 03 ảnh 3×4 chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký.
Đối với người nước ngoài phải có thêm Bản sao giấy chứng nhận được phép cư trú tại
Việt Nam.
Cá nhân đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi chỉ nộp “Đơn đăng ký hành
nghề kế toán” (Phụ lục số 01/KET) và giấy chứng nhận đã cập nhật kiến thức theo quy định
tại khoản 6 Thông tư này.
3.2. Đối với người hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán:
Hàng năm, người hành nghề kế toán lần đầu trong các doanh nghiệp dịch vụ kế toán
phải làm hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán, gồm:
a) Đơn đăng ký hành nghề kế toán gửi cho Giám đốc doanh nghiệp dịch vụ kế toán
(Phụ lục số 02/KET);
b) Bản sao công chứng hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp
dịch vụ kế toán đối với Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Các tài liệu theo quy định tại điểm 2.5, 2.6 khoản 2 Thông tư này.
3.3. Những người có Chứng chỉ kiểm toán viên đã đăng ký hành nghề kiểm toán theo
quy định của pháp luật là đủ điều kiện hành nghề kế toán mà không phải làm hồ sơ đăng ký
hành nghề kế toán.
3.4. Đối với doanh nghiệp dịch vụ kế toán
Giám đốc doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải căn cứ Đơn đăng ký hành nghề kế toán
của người hành nghề kế toán và các quy định về điều kiện hành nghề kế toán để xét duyệt
xem người đó có đủ điều kiện hành nghề trong năm đó hay không, nếu đủ điều kiện thì lập hồ
sơ đăng ký hành nghề kế toán của doanh nghiệp nộp cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính
uỷ quyền để xem xét xác nhận.
Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán lần đầu, gồm:
a) Danh sách đăng ký hành nghề kế toán năm…(Phụ lục số 03/KET) kèm theo Đơn
đăng ký hành nghề kế toán của từng cá nhân có đủ điều kiện trong danh sách đăng ký;
b) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ;
c) Bản sao công chứng hoặc có chữ ký và dấu xác nhận của Giám đốc doanh nghiệp
dịch vụ kế toán đối với Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên của
Giám đốc doanh nghiệp và của các cá nhân có tên trong danh sách đăng ký;
d) 03 ảnh 3×4 chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký của từng cá nhân có tên trong danh
sách đăng ký.
Những người đã đăng ký hành nghề kế toán trong doanh nghiệp dịch vụ kế toán năm
trước nếu được Giám đốc doanh nghiệp chấp thuận đủ điều kiện tiếp tục đăng ký hành nghề
năm sau thì không phải làm hồ sơ đầy đủ như đăng ký lần đầu mà chỉ làm Đơn đăng ký hành
nghề kế toán (theo mẫu ở Phụ lục số 02/KET).
Doanh nghiệp dịch vụ kế toán đăng ký hành nghề kế toán từ lần thứ hai trở đi chỉ nộp
“Danh sách đăng ký hành nghề kế toán năm …” (Phụ lục số 03/KET). Nếu có đăng ký bổ
sung thì phải nộp kèm theo hồ sơ đăng ký của những người bổ sung như đã quy định tại
điểm 3.2 khoản 3 Thông tư này.
4- Quản lý thống nhất danh sách cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch
vụ kế toán
4.1. Đăng ký lần đầu: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải
nộp hồ sơ đăng ký hành nghề cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền .
4.2. Đăng ký từ lần thứ hai trở đi: Hàng năm, trước ngày 30/10, cá nhân hành nghề kế
toán, doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký danh sách hành nghề kế toán cho năm sau.
4.3. Đăng ký bổ sung: Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có người mới được
cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên hoặc do tuyển dụng mới thì
doanh nghiệp dịch vụ kế toán phải đăng ký danh sách bổ sung theo quy định trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày người hành nghề kế toán chính thức được nhận vào làm việc hoặc được
cấp Chứng chỉ hành nghề.
4.4. Hồ sơ đăng ký hành nghề kế toán quy định tại điểm 4.1, 4.2, 4.3 nói trên thực hiện
theo quy định tại khoản 3 Thông tư này. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ đăng ký hành nghề theo đúng quy định, Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền
sẽ xác nhận danh sách người hành nghề kế toán đủ điều kiện theo quy định trong năm đó.
4.5. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ kế toán có người hành nghề kế toán chuyển đi,
bỏ nghề, bị chết hoặc bị truất quyền hành nghề theo qui định của pháp luật thì doanh nghiệp
dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ
quyền kèm theo danh sách người hành nghề kế toán giảm trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày
người hành nghề kế toán chính thức nghỉ việc.
4.6. Công khai danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán và người hành nghề kế toán
a) Thời hạn công khai: Vào tháng 12 hàng năm, Hội nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ
quyền thông báo công khai danh sách cá nhân hành nghề kế toán và doanh nghiệp dịch vụ kế
toán đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kế toán đã được Hội nghề nghiệp xác nhận đến cơ quan
thuế, cơ quan tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành và cơ quan đăng ký
kinh doanh các tỉnh, thành phố (nơi nhận báo cáo tài chính của đơn vị).
b) Hình thức công khai: Thông báo bằng văn bản và đăng trên Website, tạp chí của Hội
nghề nghiệp được Bộ Tài chính uỷ quyền.
c) Nội dung công khai:
– Danh sách cá nhân hành nghề kế toán gồm: Họ và tên, trình độ nghề nghiệp, số và
ngày cấp Chứng chỉ hành nghề kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên, địa chỉ văn phòng
giao dịch và các thông tin khác có liên quan;
– Danh sách doanh nghiệp dịch vụ kế toán đủ điều kiện hành nghề, gồm: tên doanh
nghiệp, năm thành lập, địa chỉ trụ sở chính, số lượng người hành nghề kế toán và các thông
tin khác có liên quan.
d) Cơ quan thuế, cơ quan tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ
quan đăng ký kinh doanh sẽ không chấp nhận báo cáo tài chính đã được lập bởi các cá nhân
hoặc doanh nghiệp dịch vụ kế toán không được Hội nghề nghiệp xác nhận, đồng thời có
trách nhiệm thông báo với Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp về các doanh nghiệp, tổ chức,
đơn vị hành chính sự nghiệp đã thuê cá nhân, doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn, điều kiện
hoặc chưa đăng ký hành nghề kế toán làm thuê kế toán, làm kế toán trưởng hoặc lập báo cáo
tài chính và các dịch vụ kế toán khác.

Xem bản đầy đủ tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Thông tư

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ DOANH NGHIỆP TÁI BẢO HIỂM DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ DOANH NGHIỆP […]
Thông tư

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐIỀU 128 THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC NGÀY 22/12/2014 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN […]