HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC 2018

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ về Báo cáo tài chính nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn lập Báo cáo tài chính nhà nước.

Chương I

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn biểu mẫu, quy trình lập, gửi Báo cáo cung cấp thông tin tài chính để lập Báo cáo tài chính nhà nước; các chỉ tiêu cụ thể của Báo cáo tài chính nhà nước; kiểm tra việc lập Báo cáo tài chính nhà nước.

Điều 3. Trình Báo cáo tài chính nhà nước

1. Kho bạc Nhà nước lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc, trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ, báo cáo Quốc hội.

2. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, xin ý kiến Sở Tài chính bằng văn bản (thời hạn trả lời trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày xin ý kiến), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Chương II

Mục 1. BÁO CÁO CUNG CẤP THÔNG TIN TÀI CHÍNH

Điều 5. Biểu mẫu, nội dung, quy trình lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính

1. Kho bạc Nhà nước các cấp lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước. Cụ thể:

a) Kho bạc Nhà nước các cấp: Báo cáo về các thông tin tài chính liên quan đến hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước trong năm báo cáo được lập theo hướng dẫn tại Thông tư 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; các thông tin bổ sung để tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước.

b) Kho bạc Nhà nước: Báo cáo nợ công được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 74/2018/TT-BTC ngày 16 tháng 8 năm 2018 hướng dẫn Chế độ kế toán đối với các khoản vay, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương; thống kê, theo dõi các khoản nợ cho vay lại và bảo lãnh của Chính phủ.

c) Kho bạc Nhà nước cấp huyện: Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện (bao gồm: Báo cáo tổng hợp thông tin tình hình tài chính huyện; Báo cáo tổng hợp thông tin kết quả hoạt động tài chính huyện; Báo cáo tổng hợp thông tin lưu chuyển tiền tệ huyện; Thuyết minh Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện) được lập tương tự như Báo cáo tài chính nhà nước.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định từ Khoản 4 đến Khoản 12 Điều 2 của Thông tư này lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp. Cụ thể:

a) Cơ quan Thuế các cấp: Báo cáo được lập theo hướng dẫn tại Chế độ kế toán nghiệp vụ thuế nội địa phản ánh các thông tin về: thu thuế, phí, lệ phí và thu nội địa khác phát sinh trong năm báo cáo; tiền, phải thu, phải trả tại thời điểm kết thúc năm báo cáo liên quan đến nghiệp vụ thu thuế và các khoản thu nội địa khác giao cơ quan Thuế quản lý.

b) Tổng cục Hải quan: Báo cáo về các khoản thu thuế, phí, lệ phí phát sinh trong năm báo cáo; tiền, phải thu, phải trả tại thời điểm kết thúc năm báo cáo liên quan đến nghiệp vụ thu thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 112/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 174/2015/TT- BTC ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

c) Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính: Báo cáo tài chính của Quỹ tích lũy trả nợ được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 109/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ tích lũy trả nợ.

d) Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính: Báo cáo theo biểu mẫu B01/CCTT quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này phản ánh vốn của nhà nước tại doanh nghiệp do trung ương quản lý tại thời điểm kết thúc năm báo cáo; Báo cáo tài chính của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp lập theo hướng dẫn tại Chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ.

đ) Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính – Bộ Tài chính:

Báo cáo theo biểu mẫu B02/CCTT quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này phản ánh vốn của nhà nước tại ngân hàng và các tổ chức tài chính do trung ương quản lý tại thời điểm kết thúc năm báo cáo.

e) Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính: Báo cáo theo biểu mẫu B03/CCTT quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này, phản ánh thông tin tài chính nhà nước liên quan đến tài sản công theo từng địa bàn (trung ương, tỉnh, huyện) được Cục theo dõi, quản lý trong cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

g) Tổng cục Dự trữ Nhà nước – Bộ Tài chính: Báo cáo tài chính tổng hợp của hoạt động dự trữ quốc gia được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 108/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán dự trữ quốc gia.

h) Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

– Báo cáo tài chính tổng hợp của các Quỹ thuộc quản lý của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư số 102/2018/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2018 hướng dẫn Chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội và các thông tin bổ sung để tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước.

– Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính cho hoạt động nội ngành theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2018 về việc hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.

i) Sở Tài chính: Báo cáo theo biểu mẫu B04/CCTT quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này, phản ánh thông tin tài chính nhà nước liên quan đến vốn của nhà nước tại các doanh nghiệp, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác (nếu có) do địa phương quản lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã lập Báo cáo tài chính xã theo hướng dẫn tại Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã và gửi Kho bạc Nhà nước cấp huyện.

4. Các đơn vị dự toán cấp I lập Báo cáo cung cấp thông tin tài chính gửi Kho bạc Nhà nước đồng cấp, bao gồm:

a) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I không có đơn vị kế toán trực thuộc: Báo cáo tài chính được lập theo hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 về hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2018 về việc hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.

b) Trường hợp đơn vị dự toán cấp I có đơn vị kế toán trực thuộc: Báo cáo tài chính tổng hợp và Báo cáo bổ sung thông tin tài chính được lập theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2018/TT-BTC ngày 01 tháng 11 năm 2018 về việc hướng dẫn lập báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán nhà nước là đơn vị kế toán cấp trên.

Điều 6. Gửi Báo cáo cung cấp thông tin tài chính và thông tin bổ sung để tổng hợp, lập Báo cáo tài chính nhà nước

1. Báo cáo cung cấp thông tin tài chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 5 của Thông tư:

a) Hình thức gửi báo cáo:

Báo cáo được lập dưới dạng bản mềm (file điện tử), được phê duyệt, ký số theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước và gửi qua Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước theo định dạng file điện tử do Kho bạc Nhà nước thông báo.

Việc gửi Báo cáo cung cấp thông tin tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về giao dịch điện tử, giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Hình thức gửi báo cáo giấy (kèm file điện tử) chỉ được áp dụng trong trường hợp đơn vị không đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký giao dịch điện tử với Kho bạc Nhà nước theo quy định.

b) Thời hạn gửi báo cáo:

– Đối với Báo cáo cung cấp thông tin tài chính gửi Kho bạc Nhà nước cấp huyện để lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện: Trước ngày 30 tháng 4 của năm tài chính tiếp theo.

– Đối với Báo cáo cung cấp thông tin tài chính gửi Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh để lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh: Trước ngày 30 tháng 6 của năm tài chính tiếp theo.

– Đối với Báo cáo cung cấp thông tin tài chính gửi Kho bạc Nhà nước để lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc: Trước ngày 01 tháng 10 của năm tài chính tiếp theo.

2. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn việc gửi Báo cáo cung cấp thông tin tài chính do Kho bạc Nhà nước các cấp lập.

Điều 7. Kiểm tra Báo cáo cung cấp thông tin tài chính

1. Kho bạc Nhà nước các cấp kiểm tra tính cân đối, hợp lý, hợp lệ của Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức được lập theo hướng dẫn tại Điều 5 của Thông tư này.

a) Trường hợp báo cáo đảm bảo tính cân đối, hợp lý, hợp lệ: Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tiếp nhận báo cáo.

b) Trường hợp báo cáo không đảm bảo tính cân đối, hợp lý, hợp lệ: Kho bạc Nhà nước các cấp thông báo cho đơn vị trên Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước, trong đó nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận báo cáo. Đơn vị có trách nhiệm hoàn thiện và gửi lại báo cáo theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

2. Kho bạc Nhà nước các cấp kiểm tra sự phù hợp giữa các chỉ tiêu phát sinh từ các giao dịch nội bộ quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 2; Điểm a, b Khoản 3 và Điểm a, b Khoản 4 Điều 11 của Thông tư này.

3. Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện. Nội dung kiểm tra thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Thông tư này.

4. Khi có thông báo của Kho bạc Nhà nước các cấp yêu cầu hoàn thiện Báo cáo cung cấp thông tin tài chính để đảm bảo tính cân đối, tính hợp lý và hợp lệ, các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan có trách nhiệm phối hợp, giải trình, điều chỉnh và gửi lại báo cáo trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

5. Trường hợp các cơ quan, đơn vị, tổ chức không chấp hành đầy đủ, kịp thời chế độ cung cấp thông tin cho Kho bạc Nhà nước các cấp quy định tại Điều

5, Điều 6 và Khoản 4 Điều 7 của Thông tư này, Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện tổng hợp, báo cáo các cấp có thẩm quyền để công khai danh sách và tạm dừng chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị này theo quy định tại Mục 2. BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

Điều 9. Căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước

1. Căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc

a) Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức quy định tại Khoản 2, Khoản 4 đến Khoản 11 Điều 2 của Thông tư này.

b) Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp trung ương.

c) Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh.

d) Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc năm trước.

2. Căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh

Điều 10. Trình tự lập Báo cáo tài chính nhà nước

Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, phân loại thông tin trên các Báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức; phối hợp hoàn thiện các báo cáo này, Kho bạc Nhà nước các cấp lập Báo cáo tài chính nhà nước theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, với trình tự như sau:

1. Báo cáo tình hình tài chính nhà nước, Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước

a) Bước 1: Tổng hợp số liệu

Tổng hợp số liệu các chỉ tiêu liên quan được trình bày trên các báo cáo được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính nhà nước quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

b) Bước 2: Loại trừ các giao dịch nội bộ

Loại trừ các giao dịch nội bộ theo hướng dẫn tại Điều 11 của Thông tư này.

c) Bước 3: Tổng hợp và trình bày báo cáo.

2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

a) Bước 1: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động chủ yếu. b) Bước 2: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư.

c) Bước 3: Xác định lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. d) Bước 4: Xác định lưu chuyển tiền thuần trong kỳ.

đ) Bước 5: Xác định tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ. e) Bước 6: Xác định ảnh hưởng của chênh lệch tỷ giá.

g) Bước 7: Xác định tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ: tổng hợp từ các chỉ tiêu nêu tại Bước 4, 5, 6.

Điều 11. Giao dịch nội bộ

1. Giao dịch nội bộ là giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước và được loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước theo hướng dẫn tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 của Điều này.

2. Các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc bao gồm:

a) Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp Trung ương và ngân sách cấp tỉnh.

b) Vay từ các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ.

c) Cho ngân sách địa phương vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

d) Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản,… từ nguồn ngân sách nhà nước cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp trung ương.

đ) Giao dịch nội bộ giữa các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do trung ương quản lý với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách các cấp; giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc các cấp ngân sách với nhau (ngoài các giao dịch nội bộ đã được loại trừ khi lập các Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh, nêu tại điểm c Khoản 3 của Điều này).

3. Các giao dịch nội bộ phải loại trừ khi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh bao gồm:

a) Bổ sung cân đối ngân sách; bổ sung có mục tiêu, thu hồi, hoàn trả kinh phí giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện.

b) Chi, tạm ứng kinh phí hoạt động; chi, tạm ứng, ứng trước kinh phí chương trình dự án, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản… cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc ngân sách cấp tỉnh.

c) Giao dịch nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc cùng phạm vi lập Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh (giao dịch giữa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong cùng phạm vi tỉnh, ngoài giao dịch đã được loại trừ khi lập Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện thuộc tỉnh, nêu tại điểm c Khoản 4 của Điều này).

Điều 12. Kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước

1. Nội dung kiểm tra Báo cáo tài chính nhà nước

a) Kiểm tra danh mục Báo cáo tài chính nhà nước theo quy định tại Điều 13. Điều chỉnh số liệu Báo cáo tài chính nhà nước

Trường hợp phát hiện sai sót trên Báo cáo tài chính nhà nước, việc điều chỉnh số liệu được thực hiện như sau:

1. Đối với Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc: Trường hợp chưa được báo cáo Quốc hội, Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc năm đó; trường hợp đã được báo cáo Quốc hội, Kho bạc Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước toàn quốc của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc điều chỉnh này.

2. Đối với Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh: Trường hợp chưa được báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh năm đó; trường hợp đã được báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh thực hiện điều chỉnh số liệu trên Báo cáo tài chính nhà nước tỉnh của năm đã phát hiện sai sót và thuyết minh về việc điều chỉnh này.

Chương III

Điều 14. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2019.

Báo cáo tài chính nhà nước đầu tiên được lập theo số liệu tài chính năm 2018.

Điều 15. Tổ chức thực hiện

1. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Vụ Ngân sách Nhà nước – Bộ Tài chính cung cấp danh sách đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp trung ương; Sở Tài chính cung cấp danh sách đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp tỉnh; Phòng Tài chính – Kế hoạch cung cấp danh sách đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách cấp huyện cho Kho bạc Nhà nước đồng cấp để tổng hợp danh sách đơn vị dự toán cấp I.

Trường hợp trong năm có biến động tăng, giảm đơn vị dự toán cấp I, các đơn vị nói trên phải kịp thời cung cấp danh sách cho Kho bạc Nhà nước đồng cấp.

2. Các đơn vị lập Báo cáo tài chính nhà nước và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Website Chính phủ;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp;
– Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
– KBNN, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành trực thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng;
– Công báo;
– Website Bộ Tài chính;
– Lưu: VT, KBNN (300 bản).

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Thông tư

Thông tư 52/2020/TT-BCT Quy định về số lượng và nguyên tắc điều hành hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2021

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ SỐ LƯỢNG VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU HÀNH HẠN NGẠCH THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐỐI […]