THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TRUNG TÂM LƯU KÝ CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;

Căn cứ Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán;

Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn kế toán áp dụng cho tổ chức tài chính vi mô.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hệ thống tài khoản kế toán, báo cáo tài chính, sổ kế toán áp dụng cho các tổ chức tài chính vi mô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này là các tổ chức tài chính vi mô (sau đây gọi tắt là TCVM) được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là TCTD).

Chương II
HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Điều 3. Tài khoản kế toán
1. TCVM áp dụng thống nhất tài khoản kế toán theo Danh mục tài khoản kế toán được quy định tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.
2. Để phục vụ yêu cầu quản lý, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây viết tắt là NHNN) quy định các tài khoản cấp 2, cấp 3 và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp NHNN cần bổ sung tài khoản cấp 1 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1 về tên, ký hiệu, nội dung kết cấu để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
4. TCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định trong Danh mục tài khoản kế toán khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.
5. TCVM được mở các tài khoản cấp 4, cấp 5, tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ và phải phù hợp với nội dung, kết cấu và nguyên tắc kế toán của các tài khoản tổng hợp do Bộ Tài chính và NHNN ban hành.
6. Thông tư này chỉ hướng dẫn nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của các loại tài khoản.
7. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho TCVM được chia thành 08 loại tài khoản:
– Loại tài khoản tài sản: Từ Tài khoản 101 – Tài khoản 391.
– Loại tài khoản nợ phải trả: Từ Tài khoản 415 – Tài khoản 491.
– Loại tài khoản thanh toán: Tài khoản 519.
– Loại tài khoản vốn chủ sở hữu: Từ Tài khoản 601 – Tài khoản 691.
– Loại tài khoản doanh thu: Từ Tài khoản 701 – Tài khoản 791.
– Loại tài khoản chi phí: Từ Tài khoản 801 – Tài khoản 891.
– Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 001.
– Loại tài khoản ngoài bảng: Từ Tài khoản 901 – Tài khoản 999.
Điều 4. Tài khoản 101 – Tiền mặt
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt tại TCVM. Chỉ phản ánh vào Tài khoản 101 “Tiền mặt” số tiền mặt thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.
b. Khi tiến hành nhập, xuất tiền mặt phải có giấy nộp tiền, lĩnh tiền, hoặc phiếu thu, phiếu chi, séc lĩnh tiền,… và có đủ chữ ký theo quy định của Luật kế toán.
c. Thủ quỹ phải có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ.
d. Các khoản tiền mặt do đơn vị khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại TCVM được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của đơn vị.
đ. Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Định kỳ, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
e. Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ và khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập báo cáo tài chính, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với TCTD.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
– Các khoản tiền mặt nhập quỹ;
– Số tiền mặt thừa tại quỹ phát hiện khi kiểm kê;
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
Bên Có:
– Các khoản tiền mặt xuất quỹ;
– Số tiền mặt thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
– Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
Điều 5. Tài khoản 110 – Tiền gửi tại NHNN
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi tại NHNN của TCVM.
b. Hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
– Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của NHNN kèm theo các chứng từ gốc.
– Khi nhận được chứng từ của NHNN gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của NHNN thì phải thông báo cho NHNN để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Số tiền TCVM gửi tại NHNN.
Bên Có:
Số tiền TCVM rút ra.
Số dư Nợ:
Phản ánh số tiền TCVM đang gửi tại NHNN tại thời điểm báo cáo.
Điều 6. Tài khoản 121. Các khoản đầu tư
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư TCVM được phép đầu tư theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. TCVM không được sử dụng tài khoản này trong trường hợp pháp luật chưa có quy định.
b. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn theo từng kỳ hạn, từng đối tượng, từng loại nguyên tệ, từng số lượng…
c. TCVM phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu hoạt động tài chính phát sinh từ các khoản đầu tư như lãi tiền gửi, lãi trái phiếu, lãi, lỗ khi thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
d. Đối với các khoản đầu tư, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư tăng.
Bên Có:
Giá trị các khoản đầu tư giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị các khoản đầu tư hiện có tại thời điểm báo cáo.
Điều 7. Tài khoản 130 – Tiền gửi tại các TCTD
1. Nguyên tắc kế toán
a. Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền của TCVM gửi tại các TCTD trong nước.
b. Căn cứ để hạch toán vào tài khoản này là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bảng sao kê của TCTD kèm theo các chứng từ gốc.
c. Khi nhận được chứng từ của TCTD gửi đến, kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của TCTD thì phải thông báo cho TCTD để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời.
2. Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ:
– Số tiền gửi vào các TCTD trong nước;
– Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
– Số tiền TCVM rút ra;
– Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Số dư Nợ:
Số tiền của TCVM đang gửi tại các TCTD trong nước tại thời điểm báo cáo.

Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng TW Đảng;
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam;
– Toà án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
– UBND, Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
– Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
– Công báo;
– Website Chính phủ;
– Website Bộ Tài chính;
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
– Lưu: VT (2 bản), Cục QLKT.

Xem bản đầy đủ và phụ lục tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Thông tư

QUY ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

THÔNG TƯ QUY ĐỊNH HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Căn cứ Luật […]
Thông tư

THÔNG TƯ 203/2012/TT-BTC NGÀY 19/11/2012 VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM TOÁN

THÔNG TƯ VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH […]
Thông tư

Thông tư số 1322018TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ Căn cứ Luật Kế toán số […]