THÔNG TƯ 183/2013/TT-BTC VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ

VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ CÓ LỢI ÍCH CÔNG CHÚNG

Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm 2011;

Căn cứ Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.

Chương I

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng. Đơn vị có lợi ích công chúng là đơn vị được quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng là công ty đại chúng và tổ chức tín dụng thực hiện niêm yết, chào bán chứng khoán ra công chúng phải áp dụng các quy định của Thông tư này, Luật các tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Báo cáo tài chính năm của đơn vị có lợi ích công chúng” là báo cáo tài chính được lập theo quy định của pháp luật về kế toán, bao gồm báo cáo tài chính riêng, báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị có lợi ích công chúng nếu đơn vị có lợi ích công chúng là đối tượng phải tổng hợp báo cáo tài chính hoặc hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán.

2. “Tổ chức kiểm toán” là doanh nghiệp kiểm toán và chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

3. “Tổ chức kiểm toán được chấp thuận” là tổ chức kiểm toán được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của các đơn vị có lợi ích công chúng.

4. “Kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận” là kiểm toán viên hành nghề được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, các thông tin tài chính và các báo cáo khác của các đơn vị có lợi ích công chúng.

5. “Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận” là Bộ Tài chính đối với việc chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác; là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với việc chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

Điều 4. Đơn vị có lợi ích công chúng

Trong phạm vi hướng dẫn của Thông tư này, đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm:

1. Đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, gồm: công ty đại chúng quy mô lớn, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ.

2. Đơn vị có lợi ích công chúng khác, gồm:

a) Công ty đại chúng ngoại trừ các công ty đại chúng quy mô lớn quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (trừ các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc quy định tại khoản 1 Điều này);

c) Doanh nghiệp, tổ chức khác có liên quan đến lợi ích của công chúng do tính chất, quy mô hoạt động của đơn vị đó theo quy định của pháp luật.

Khái niệm công ty đại chúng quy mô lớn được quy định tại Điều 5. Kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng

1. Báo cáo tài chính năm, các báo cáo khác của đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được kiểm toán.

2. Báo cáo tài chính quý, 06 tháng của đơn vị có lợi ích công chúng nếu quy định pháp luật yêu cầu phải được tổ chức kiểm toán thực hiện soát xét trước khi công khai thì phải được tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện soát xét theo quy định của Thông tư này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận

1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;

b) Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 4 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 4 tỷ đồng. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số vốn nêu trên là 6 tỷ đồng trở lên;

c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 07 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên;

d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;

đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho tối thiểu 100 khách hàng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 250 khách hàng.

Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm điều kiện đã phát hành báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét) báo cáo tài chính cho tối thiểu 05 khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 10 khách hàng;

e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng đạt yêu cầu theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;

g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;

h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận quy định tại Điều 12 của Thông tư này;

i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Thông tư này.

2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, e, g, h, i khoản 1 Điều này, phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư này. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người trở lên;

b) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 36 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;

c) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính cho tối thiểu 150 khách hàng tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 300 khách hàng.

Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm điều kiện đã phát hành báo cáo kiểm toán (hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét) báo cáo tài chính cho tối thiểu 10 khách hàng là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tính từ ngày 01/01 của năm nộp hồ sơ đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán. Từ kỳ chấp thuận cho năm 2016, số lượng khách hàng tối thiểu này là 20 khách hàng.

Điều 7. Các trường hợp tổ chức kiểm toán được chấp thuận không được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

Ngoài các trường hợp quy định tại Điều 9 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, tổ chức kiểm toán được chấp thuận không được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng trong các trường hợp sau:

1. Tổ chức kiểm toán là khách hàng đang hưởng những điều kiện ưu đãi ngoài mức thông thường của đơn vị có lợi ích công chúng.

2. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) của tổ chức kiểm toán là người có trách nhiệm quản lý, điều hành của đơn vị có lợi ích công chúng được kiểm toán.

Điều 9. Kỳ xem xét, chấp thuận

Việc xem xét, chấp thuận tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề đủ tiêu chuẩn, điều kiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng được thực hiện định kỳ một năm một lần. Kỳ chấp thuận được tính theo năm dương lịch từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.

Điều 10. Hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng

1. Đơn đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng (theo mẫu tại Phụ lục 01).

2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và Điều lệ công ty.

3. Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

4. Danh sách kiểm toán viên hành nghề đề nghị chấp thuận, trong đó nêu rõ thời gian (số tháng) thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán.

5. Báo cáo tình hình tài chính và tình hình hoạt động của tổ chức kiểm toán trong năm trước liền kề, bao gồm:

a) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán;

b) Danh sách khách hàng theo quy định tại điểm đ khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

c) Tình hình tổ chức, hoạt động và kinh nghiệm kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán;

d) Các vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính của tổ chức kiểm toán (nếu có);

đ) Các biến động lớn trong năm tài chính ảnh hưởng đến tổ chức, hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức kiểm toán (như tăng, giảm thành viên góp vốn; tăng, giảm vốn điều lệ);

e) Các biến động lớn trong năm liên quan đến kiểm toán viên hành nghề (như tăng, giảm kiểm toán viên hành nghề, các vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề);

g) Bản mô tả về việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán.

6. Bản sao chứng thực hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đang còn hiệu lực trong trường hợp tổ chức kiểm toán không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.

7. Trường hợp đăng ký từ lần thứ hai trở đi, tổ chức kiểm toán không phải nộp các tài liệu quy định tại khoản 2, khoản 3, điểm c, điểm g khoản 5, khoản 6 Điều này nếu không có thay đổi so với lần đăng ký gần nhất.

Điều 11. Xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề

1. Từ ngày 01/10 đến ngày 20/10 hàng năm, tổ chức kiểm toán nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này cho Bộ Tài chính để được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Trường hợp tổ chức kiểm toán đăng ký kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán thì đồng thời nộp 01 bộ hồ sơ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Trong quá trình xem xét, nếu hồ sơ chưa đúng theo quy định thì trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền chấp thuận yêu cầu tổ chức kiểm toán hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức kiểm toán phải hoàn thiện hồ sơ trước ngày 05/11. Trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền chấp thuận có văn bản thông báo cho tổ chức kiểm toán.

3. Bộ Tài chính xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng (theo mẫu tại Phụ lục 02a, Phụ lục 02b) trước ngày 15/11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận và công khai danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán trước ngày 20/11 hàng năm trên trang, cổng thông tin điện tử của mình. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề có tên trong danh sách này được thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

4. Căn cứ danh sách tổ chức kiểm toán và danh sách kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, đơn vị có lợi ích công chúng lựa chọn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề để ký hợp đồng thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình. Danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng và danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được cập nhật khi có quyết định thay đổi của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 13. Đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán

1. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán tự nguyện rút đơn đăng ký thực hiện kiểm toán;

b) Vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 14 của Thông tư này;

c) Chất lượng kiểm toán không đạt yêu cầu theo kết quả kiểm tra hoặc kết luận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, chuẩn mực kiểm toán và các quy định pháp luật có liên quan;

d) Tổ chức kiểm toán không có đủ số lượng kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 của Thông tư này trong vòng 03 tháng liên tục;

đ) Tổ chức kiểm toán có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;

e) Tổ chức kiểm toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập;

g) Kiểm toán viên hành nghề có những khiếu kiện về kết quả kiểm toán đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận là có sai phạm;

h) Kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề kiểm toán theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của kiểm toán viên hành nghề bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.

2. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực và theo thời hạn ghi trong quyết định đình chỉ.

3. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức kiểm toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư; Kiểm toán viên hành nghề bị thu hồi Chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;

b) Vi phạm nghiêm trọng (như vi phạm nhiều lần, vi phạm có hệ thống) các nghĩa vụ quy định tại khoản 4, 5, 6, 7 Điều 14 của Thông tư này;

c) Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

4. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán chỉ được xem xét chấp thuận lại sau 24 tháng kể từ ngày bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận.

5. Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán không được tiếp tục thực hiện các hợp đồng kiểm toán và các dịch vụ bảo đảm khác đã ký, không được ký thêm các hợp đồng mới với đơn vị có lợi ích công chúng kể từ ngày quyết định đình chỉ tư cách hoặc hủy bỏ tư cách có hiệu lực.

Điều 14. Nghĩa vụ của tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận

1. Tuân thủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 15. Giám sát, kiểm tra chất lượng

1. Cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi chức năng của mình thực hiện việc kiểm tra, soát xét báo cáo tài chính đã được kiểm toán của đơn vị có lợi ích công chúng.

2. Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trực tiếp giám sát, kiểm tra đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.

3. Nội dung giám sát, kiểm tra:

a) Giám sát điều kiện được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng của các tổ chức kiểm toán trong kỳ được chấp thuận;

b) Giám sát việc công bố thông tin trong báo cáo minh bạch theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này;

c) Chủ trì, phối hợp với Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các tổ chức kiểm toán được chấp thuận;

d) Xử lý và công khai kết quả xử lý trên trang thông tin điện tử của mình các sai phạm phát hiện qua kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của tổ chức kiểm toán được chấp thuận.

4. Việc kiểm tra chất lượng kiểm toán được thực hiện theo quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán. Ngoài kiểm tra định kỳ, có thể kiểm tra đột xuất nếu tổ chức kiểm toán được chấp thuận có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán.

5. Phạm vi kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán, bao gồm: Kiểm tra hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của tổ chức kiểm toán được chấp thuận, kiểm tra các hồ sơ kiểm toán; kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và các yêu cầu về tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp.

6. Sau mỗi cuộc kiểm tra phải lập báo cáo kết quả kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra phải nêu từng bước của quá trình kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra, các thủ tục kiểm tra đã thực hiện, kết luận về kết quả kiểm tra, các tồn tại và kiến nghị sửa chữa, khắc phục.

7. Trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền lập hội đồng chuyên môn để tư vấn cho việc xem xét, xử lý sai phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận và đơn vị có lợi ích công chúng.

Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị có lợi ích công chúng

1. Lựa chọn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận để thực hiện việc kiểm toán các báo cáo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

2. Không được lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận khác đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính khi báo cáo tài chính đó đã được một tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật.

3. Chấm dứt việc thực hiện hợp đồng kiểm toán đã ký với tổ chức kiểm toán được chấp thuận trong trường hợp tổ chức kiểm toán đó bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán hoặc trong trường hợp tổ chức kiểm toán đó không còn là tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Lựa chọn tổ chức kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận khác để thực hiện kiểm toán các báo cáo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

4. Yêu cầu tổ chức kiểm toán được chấp thuận thay đổi kiểm toán viên hành nghề trong trường hợp kiểm toán viên hành nghề đó bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ tư cách được chấp thuận kiểm toán hoặc trong trường hợp kiểm toán viên hành nghề đó không còn là kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận.

5. Báo cáo với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình lý do thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận so với năm trước liền kề và lý do thay đổi tổ chức kiểm toán được chấp thuận đang thực hiện kiểm toán (nếu có).

6. Thông báo với cơ quan có thẩm quyền chấp thuận tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm toán cho đơn vị mình khi phát hiện kiểm toán viên hành nghề và tổ chức kiểm toán được chấp thuận vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.

7. Giải trình hoặc cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến các báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

8. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Điều 39 và trách nhiệm quy định tại Chương III

Điều 18. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/01/2014 và thay thế Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

2. Đối với kỳ chấp thuận năm 2014:

a) Tổ chức kiểm toán đăng ký thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải tuân thủ quy định về điều kiện và hồ sơ theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007.

b) Tổ chức kiểm toán hiện đang được cung cấp dịch vụ kiểm toán theo quy định có văn bản đề nghị với Bộ Tài chính trước ngày 20/01/2014 để được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác. Bộ Tài chính công khai danh sách tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác trước ngày 31/01/2014 trên trang, cổng thông tin điện tử của mình.

3. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, căn cứ hướng dẫn của Thông tư này, các Bộ, ngành liên quan rà soát để có quy định thống nhất, phù hợp về điều kiện lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp, tổ chức theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.

Nơi nhận:
– Văn phòng Tổng bí thư;
– Văn phòng Quốc hội;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng TW và các ban của Đảng;
– Văn phòng Chính phủ;
– Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
– Toà án Nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
– Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
– Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam;
– Các công ty kiểm toán;
– Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
– Website Bộ Tài chính;
– Công báo;
– Lưu: VT, Vụ CĐKT

Tải văn bản và xem phụ lục tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Thông tư

CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KẾ TOÁN DO BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

THÔNG TƯ VỀ CẤP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ […]
Nghị định

NGHỊ ĐỊNH 105/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP […]
Thông tư

THÔNG TƯ 202/2012/TT-BTC NGÀY 19/11/2012 HƯỚNG DẪN VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ CÔNG KHAI DANH SÁCH KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN

THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ VÀ CÔNG KHAI DANH SÁCH KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ […]