THÔNG TƯ 09/2020/TT-BLĐTBXH HƯỚNG DẪN BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN DO BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BAN HÀNH

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động và Cục trưởng Cục Trẻ em;

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên.

Chương I

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều, khoản sau đây của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên:

1. Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc theo quy định tại khoản 4 Điều 145.

2. Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm theo quy định tại khoản 3 Điều 143.

3. Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định tại khoản 2 Điều 146.

4. Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người sử dụng lao động.

2. Người lao động chưa thành niên.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Thông tư này.

Chương II

Điều 3. Điều kiện sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

Người sử dụng lao động phải tuân thủ Điều 145 của Bộ luật Lao động khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, với các quy định cụ thể sau:

1. Giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Bố trí thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Lao động. Người chưa đủ 15 tuổi vừa làm việc vừa học tập hoặc có nhu cầu học tập thì việc bố trí thời giờ làm việc phải bảo đảm không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.

3. Bố trí các đợt nghỉ giải lao cho người chưa đủ 15 tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Lao động.

4. Tuân thủ quy định về khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Lao động và Luật An toàn, vệ sinh lao động.

5. Chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm công việc nhẹ khi công việc đó đáp ứng các điều kiện sau:

a) Là công việc có trong danh mục quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

b) Nơi làm việc không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 4. Giao kết hợp đồng lao động để sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc

1. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi phải có các nội dung theo quy định tại Điều 5. Thẩm quyền đồng ý việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc

Khi tuyển dụng, sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo quy định tại Điều 6. Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc

Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc gồm có:

1. Văn bản đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Bản sao giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe của người chưa đủ 13 tuổi. Thời khóa biểu hoặc chương trình học tập của cơ sở giáo dục nơi người chưa đủ 13 tuổi đang học tập nếu đang đi học.

Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Trường hợp không đồng ý việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, gửi người sử dụng lao động.

Chương III

Điều 8. Danh mục công việc nhẹ người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm

Ban hành kèm theo Thông tư này Điều 9. Danh mục công việc, nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên

1. Ban hành kèm theo Thông tư này Phụ lục III – Danh mục công việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại Phụ lục IV – Danh mục nơi làm việc gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên theo quy định tại Điều 10. Danh mục nghề, công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Ban hành kèm theo Thông tư này Chương IV

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về y tế, văn hóa, thể thao và du lịch, giáo dục và các cơ quan, tổ chức liên quan thường xuyên đôn đốc, giám sát việc thực hiện Thông tư này.

2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng lao động chưa thành niên làm việc trên địa bàn.

3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng lao động chưa thành niên.

4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý việc sử dụng lao động chưa thành niên.

5. Trước ngày 25 tháng 12 hằng năm, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đồng ý sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc trên địa bàn theo Điều 12. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên theo Chương V

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2021.

2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Thông tư sau hết hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên;

b) Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc./.

Nơi nhận:
– Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Quốc hội,
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Văn phòng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Cơ quan Trung ương các đoàn thể và các Hội;
– Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
– Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
– Công báo;
– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
– Cổng thông tin điện tử Bộ LĐTBXH;
– Lưu: Văn thư, Cục TE, Cục ATLĐ (30 bản).

Xem thêm phụ lục đính kèm tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Nghị định

NGHỊ ĐỊNH 85/2015/NĐ-CP NGÀY 01/10/2015 QUY ĐỊNH CHI TIẾT BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI […]
Nghị định

NGHỊ ĐỊNH 88/2020/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP BẮT BUỘC

NGHỊ ĐỊNH Chương I Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định chi tiết và hướng […]