NGHỊ ĐỊNH 53/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI

Căn cứ Luật T chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Chương I

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, tổ chức thu phí, người nộp phí, các trường hợp miễn phí, mức thu phí, xác định số phí phải nộp, kê khai nộp phí, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 3. Tổ chức thu phí

Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở thuộc diện quản lý trên địa bàn. Căn cứ tình hình thực tế quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở trên địa bàn.

2. Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.

3. Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.

Điều 5. Các trường hợp miễn phí

Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:

1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.

2. Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.

3. Nước thải sinh hoạt của:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;

b) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;

c) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.

4. Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.

5. Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.

6. Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.

7. Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Chương II

Điều 6. Mức phí

1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24 giờ) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải (không áp dụng mức phí biến đổi) như sau:

– Năm 2020, áp dụng mức phí 1.500.000 đồng/năm.

– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, áp dụng theo Biểu sau:

Số TT

Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)

Mức phí (đồng/năm)

1

Từ 10 đến dưới 20

4.000.000

2

Từ 5 đến dưới 10

3.000.000

3

Dưới 5

2.500.000

b) Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

Trong đó:

– F là số phí phải nộp.

– f là mức phí cố định: 1.500.000 đồng/năm (kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi là 4.000.000 đồng/năm); trường hợp cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính cho thời gian từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

– C là phí biến đổi, tính theo: tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

Số TT

Thông số ô nhiễm tính phí

Mức phí (đồng/kg)

1

Nhu cầu ô xy hóa học (COD)

2.000

2

Chất rắn lơ lửng (TSS)

2.400

3

Thủy ngân (Hg)

20.000.000

4

Chì (Pb)

1.000.000

5

Arsenic (As)

2.000.000

6

Cadimium (Cd)

2.000.000

c) Thông số ô nhiễm (thuộc diện phải thực hiện đo đạc, kê khai và tính phí) được xác định căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với nước thải hiện hành. Trường hợp nước thải của cơ sở chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng thì căn cứ vào thông số ô nhiễm có trong hồ sơ môi trường (hồ sơ đã được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường phê duyệt, xác nhận).

d) Lượng nước thải/ngày được xác định theo số liệu đo đạc thực tế hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

Điều 7. Xác định số phí phải nộp

1. Đối với nước thải sinh hoạt

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng (m3)

x

Giá bán nước sạch

(đồng/m3)

x

Mức thu phí

Trong đó:

a) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ hoặc giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

b) Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

c) Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.

2. Đối với nước thải công nghiệp

a) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, số phí phải nộp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

b) Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau: Fq = (f/4) + Cq.

Trong đó:

– Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).

– f là phí cố định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

– Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý.

c) Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức sau:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3)

x

Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x 0,001

x

Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)

– Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định pháp luật: Căn cứ xác định hàm lượng thông số ô nhiễm trong nước thải để kê khai, tính phí là số liệu quan trắc nước thải định kỳ 03 tháng/lần. Trường hợp cơ sở có tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần, việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của quý trước đó.

Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 1 trong 3 nguồn dữ liệu sau: (i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng; (ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng; (iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ. Trường hợp có 2 nguồn dữ liệu ((i) và (ii) hoặc (i) và (iii)) hoặc cả 3 nguồn dữ liệu thì sử dụng nguồn dữ liệu (i). Trường hợp có 02 nguồn dữ liệu (ii) và (iii) thì sử dụng nguồn dữ liệu (ii).

– Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục theo quy định pháp luật: Việc kê khai, tính toán, thẩm định số phí phải nộp được xác định theo từng kỳ 24 giờ, trong đó: hàm lượng các thông số ô nhiễm tính phí và tổng lượng nước thải thải ra của cơ sở được tính theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của các kết quả đo. Trường hợp thông số ô nhiễm tính phí không thuộc các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục thì hàm lượng các thông số ô nhiễm theo số liệu quan trắc định kỳ.

d) Trường hợp cơ sở có nhiều điểm xả nước thải, phí biến đổi của cơ sở là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả nước thải.

Chương III

Điều 8. Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

a) Trường hợp sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch

– Người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cùng với thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng cho tổ chức cung cấp nước sạch.

– Tổ chức thu phí thực hiện:

+ Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Mở sổ sách kế toán theo dõi riêng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; không hạch toán vào doanh thu hoạt động kinh doanh số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp ngân sách nhà nước.

+ Hàng tuần, nộp số thu phí thu được vào tài khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo, tổ chức thu phí nộp số tiền phí trên tài khoản tạm thu phí vào ngân sách nhà nước theo quy định.

+ Tổ chức thu phí kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm với cơ quan thuế theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

b) Trường hợp tự khai thác nước để sử dụng

– Hàng quý, người nộp phí kê khai phí (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này) với tổ chức thu phí và nộp phí vào tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” của tổ chức thu phí mở tại Kho bạc Nhà nước; nộp bổ sung số phí phải nộp theo Thông báo của tổ chức thu phí (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ khi có Thông báo.

b) Đối với cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày (nộp phí cố định theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này), người nộp phí thực hiện:

– Kê khai phí một lần với tổ chức thu phí khi mới bắt đầu hoạt động (theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc điều chỉnh giảm số phí phải nộp vào kỳ nộp phí tiếp theo.

– Mở sổ sách kế toán để theo dõi riêng tiền phí bảo vệ môi trường thu được, theo dõi và quản lý, sử dụng phần tiền phí để lại theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này. Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn.

– Hàng quý, chậm nhất là ngày cuối cùng tháng thứ hai của quý tiếp theo, tổ chức thu phí kê khai số phí bảo vệ môi trường thu được gửi cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

– Hàng năm, thực hiện quyết toán phí bảo vệ môi trường với cơ quan thuế theo quy định pháp luật về quản lý thuế trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày 01 tháng 01 năm tiếp theo.

d) Đối với các cơ sở sản xuất, chế biến thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng (trường hợp thuộc bí mật quốc phòng, an ninh): Hàng quý, chậm nhất là ngày 20 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, người nộp phí kê khai phí (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được Tờ khai phí của cơ sở sản xuất, chế biến; đồng thời gửi các cơ sở sản xuất, chế biến thực hiện nộp phí theo Thông báo. Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi, quản lý nộp phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở này.

Điều 9. Quản lý và sử dụng phí

1. Đối với nước thải sinh hoạt

a) Để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp chi phí tổ chức thu thấp hơn tỷ lệ để lại này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho tổ chức cung cấp nước sạch và tối đa không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

b) Số tiền phí được để lại là doanh thu của tổ chức cung cấp nước sạch. Tổ chức cung cấp nước sạch kê khai, nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp) theo quy định pháp luật về thuế và quyết định việc quản lý, sử dụng tiền phí để lại (không phải thực hiện chuyển nguồn theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí).

2. Đối với nước thải công nghiệp

a) Tổ chức thu phí phải nộp toàn bộ số tiền phí bảo vệ môi trường thu được vào ngân sách nhà nước, ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động.

b) Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện khoán chi phí hoạt động theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí thì được để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí theo quy định tại Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương

1. Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

a) Phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành phân loại đối tượng nộp phí cố định và phí biến đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.

b) Thẩm định tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, ra thông báo số phí phải nộp, quản lý thu, nộp phí bảo vệ môi trường.

c) Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp số liệu thu phí bảo vệ môi trường báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 năm sau.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường: Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại địa phương, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 5 năm sau. Đề xuất việc sửa đổi, bổ sung về mức thu, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (nếu có) gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan thuế có trách nhiệm: Kiểm tra, đôn đốc, quyết toán việc thu, nộp, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của tổ chức cung cấp nước sạch và cơ quan tài nguyên môi trường trên địa phương.

3. Tổ chức cung cấp nước sạch có trách nhiệm:

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện thu phí, lập danh sách các cơ sở thuộc diện nộp phí nước thải công nghiệp để không tính, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

b) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 năm sau.

Chương IV

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020. Thay thế Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Các địa phương (hoặc khu đô thị) triển khai thực hiện thu giá dịch vụ thoát nước theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải thì không thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định này.

3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành văn bản quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và tỷ lệ để lại tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cho tổ chức cung cấp nước sạch theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải mà chưa ban hành văn bản mới thay thế thì được tiếp tục thực hiện theo văn bản đã ban hành. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành văn bản mới thay thế tại kỳ họp gần nhất.

4. Việc nộp phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này không là căn cứ xác nhận việc xả thải hợp pháp của cơ sở thải nước thải. Cơ sở thải nước thải vi phạm các quy định pháp luật về môi trường sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật về môi trường.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: Tổng hợp đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản thu phí (nếu có) gửi Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể:

a) Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này (nếu cần);

b) Tỷ lệ để lại tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, KTTH (2b).

Tải văn bản và xem phụ lục tại đây

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

Luật thuế

LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN NĂM 2009

LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 […]