CẤU TRÚC LẠI DOANH NGHIỆP HẬU COVID

Cấu trúc lại doanh nghiệp hậu Covid? Dịch Covid-19 lần này chắc chắn ảnh hưởng rất xấu đến nền kinh tế của Việt Nam vì chúng ta phụ thuộc rất nhiều từ Trung Quốc, từ các nguyên vật liệu đến các sản phẩm dân dụng, công nghiệp. Các dự án startup phải tạm dừng vì mọi thứ đều xáo trộn ít nhiều, các nhà đầu tư đều chưa sẵn sàng vào thời điểm này. Lịch làm việc, đàm phán kinh doanh đều phải tạm ngưng.

Tuy nhiên đó cũng là cơ hội để chúng ta cấu trúc lại nền kinh tế. Các doanh nghiệp không nên chờ đợi vào sự cứu trợ của Chính phủ mà phải nỗ lực tìm ra cách để tự tái cấu trúc lại nhằm vượt qua khủng hoảng Covid-19.

Doanh nghiệp nên chuẩn bị ứng phó hậu Covid như thế nào?

Dịch bệnh là điều mà không ai mong muốn, nhưng cũng chính là phép thử đối với năng lực quản trị của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có sự đầu tư về chiến lược phát triển, dám nhìn thẳng vào vấn đề sẽ thấy đây là cơ hội tốt để hoàn chỉnh quy trình vận hành doanh nghiệp, sắp xếp lại bộ máy nhân sự, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, từ đó tạo đà để tăng trưởng nhanh hơn ngay khi dịch Covid-19 được khống chế.

Tuy nhiên, tái cấu trúc không phải là cắt giảm nhân sự mà là tổ chức lại doanh nghiệp theo một cách khác để phù hợp và hiệu quả hơn.

Tái cấu trúc chỉ có thể hiệu quả khi bắt đầu bằng một chiến lược tốt. Theo đó, cấu trúc, công việc, nhân viên, các hệ thống công việc, quy trình và con người tương ứng, và hoạt động văn hoá cần được kết nối chặt chẽ.

Trước khi tiến hành xây dựng chiến lược tái cấu trúc, doanh nghiệp cần xác định rõ mục đích để dễ dàng, thuận tiện trong công tác đánh giá về sau, tránh tham lam, mất tập trung trong việc tái cấu trúc.

CẤU TRÚC LẠI DOANH NGHIỆP HẬU COVID
CẤU TRÚC LẠI DOANH NGHIỆP HẬU COVID (ảnh minh họa)

Có bốn nhiệm vụ khó khăn mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình thực hiện tái câu trúc.

Nhiệm vụ thứ nhất là giải quyết dư lao động

Với bài toán này, có bốn điểm doanh nghiệp cần lưu ý. Trong đó, doanh nghiệp cần nhìn vào một bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp để nhìn thấu đáo các vấn đề cần được ưu tiên giải quyết, tránh phải đưa việc giải quyết dư lao động là ưu tiên vì con người luôn là tài sản quý giá nhất để có thể thực hiện kế hoạch phát triển sau dịch.

Nhiệm vụ thứ hai là giải quyết cắt giảm tiền lương. 

Việc cắt giảm tiền lương nên là quyết định cuối cùng khi tất cả giải pháp khác từ tái cơ cấu, thuyên chuyển, chuyển hướng kinh doanh… không phù hợp.

Nhiệm vụ thứ ba là tạo động lực cho nhân viên làm việc từ xa để vừa giữ cam kết và hiệu suất. 

Đối với bài toán này, doanh nghiệp cần có định hướng tương lai với một chiến lược dài hạn, tổng thể.

Nhiệm vụ thứ tư là bộ phận nhân sự thích ứng với những thay đổi, tác động. 

Nếu như trước đây, khái niệm đối tác nhân sự chỉ mới xuất hiện tại các doanh nghiệp lớn, có hoạt động quản trị nhân sự bài bản thì sau dịch Covid-19, bộ phận nhân sự sẽ là đối tác kinh doanh mạnh mẽ hơn cho ban lãnh đạo cũng như các phòng ban khác trong công ty. Bộ phận này cũng sẽ đổi mới và linh hoạt hơn.

Bài viết này đã nêu ra vấn đề doanh nghiệp cần thực hiện cách chủ động trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, đó là tái cấu trúc doanh nghiệp và những nhiệm vụ khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải khi thực hiện tái cấu trúc.

Để doanh nghiệp bạn thực hiện việc tái cấu trúc dễ dàng hơn. Hãy nhấp vào đây để tìm hiểu thêm hoặc liên hệ Á Châu để được tư vấn và hỗ trợ.

___________________________________

Kế Toán Á Châu – Cam kết mang đến dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đồng hành thân thiết cùng doanh nghiệp của bạn

Thông tin liên hệ

Công Ty TNHH Dịch Vụ Tài Chính – Kế Toán Á Châu

Địa chỉ: Lầu 1, 168 Võ Thị Sáu, Phường 8, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Website: https://dichvuketoanachau.com/

Hotline: 0776 112 333

Email: info@dichvuketoanachau.com

Thông tin về các dịch vụ khác của chúng tôi:

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HƯỚNG DẪN GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có Công văn số 3582/LĐTBXH-BHXH gửi BHXH Việt Nam […]
BẠN CÓ MUỐN TỰ ĐỘNG HÓA ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP

BẠN CÓ MUỐN TỰ ĐỘNG HÓA ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP

Nhiều năm trở lại đây, thuật ngữ “tự động hóa điều hành doanh nghiệp” được sử dụng khá phổ […]
Đăng kí kinh doanh

KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ KHÓ KHĂN DO COVID-19?

KHÔNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÓ ĐƯỢC HỖ TRỢ KHÓ KHĂN DO COVID-19? Các hộ buôn bán nhỏ lẻ […]